Báo Cáo Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    .1 Vai trò của sự nghiệp giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
    1.1.1 Vài nét về sự nghiệp giáo dục.
    Theo nghĩa rộng, giáo dục là sự truyền đạt kinh nghiệm, trí tuệ của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm sản xuất, đời sống, sinh hoạt. Theo nghĩa hẹp, giáo dục trang bị những kiến thức và hình thành nhân cách con người. Giáo dục không phải sự áp đặt khuôn mẫu, càng không phải ngăn chặn sự nảy sinh các nhu cầu mà thông qua giáo dục để khơi dậy các nhu cầu chân chính, những khát vọng và những hoài bão.
    Giáo dục được coi là hoạt động sản xuất đặc biệt trong tất cả các hoạt động bởi đầu vào là con người và đầu ra cũng là con người nhưng với đầy đủ kiến thức, năng lực, hành vi, ý thức Thông qua giáo dục để phát triển trí tuệ, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực của con người. Sự nghiệp giáo dục được chia ra làm nhiều năm liên tục với nhiều cấp bậc học khác nhau phù hợp với trình độ tư duy và khả năng nhận thức của con người trong từng giai đoạn cụ thể. ở nước ta sự nghiệp giáo dục được chia ra làm các giai đoạn:
    - Giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo.
    - Giáo dục phổ thông bao gồm bậc tiểu học, phổ thông cơ sở(cấp II) và phổ thông trung học( cấp III).
    - Giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
    - Giáo dục đại học bao gồm trình độ cao đẳng và trình độ đại học.
    - Giáo dục sau đại học bao gồm trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ.
    Nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực đang có những bước phát triển không ngừng, để nhanh chóng hoà nhập được thì đòi hỏi triình độ và năng lực cá nhân của con người Việt Nam. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục phải là nền móng, cá nhân phát triển toàn diện mới đưa đất nước hoà mình vào sự phát triển chung của các nước trên thế giới.
    1.1.2 Vai trò của sự nghiệp giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
    Giáo dục hết sức cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và tăng trưởng kinh tế. Không có một xã hội văn minh, kinh tế phát triển nếu không có một nguồn nhân lực phát triển cả về thể lực lẫn trí lực.
    Nghị quyết Đại hội Đảng IX luôn coi: “Giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân đòi hỏi các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội . phải có trách nhiệm, tạo điều kiện giúp cho sự nghiệp giáo dục phát triển.
    Để đánh giá sự tiến bộ về văn hoá xã hội ngày nay người ta dựa trên các chỉ tiêu cơ bản như: thu nhập, tuổi thọ, trình độ giáo dục .Các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục- đào tạo không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững. Quốc gia nào có giáo dục- đào tạo tốt, trình độ cao thì đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, ngược lại nạn thất học tăng lên sẽ làm đất nước nghèo đi và lắm tệ nạn xã hội. Trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá đang mở ra trước mắt, một nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển thì đòi hỏi phải có những con người có trình độ hiểu biết thực sự. Điều này đặt ra thách thức cho Việt Nam bởi trình độ dân trí chưa cao, trình độ khoa học- kỹ thuật kém phát triển, vì vậy Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”.
    Đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH phấn đấu đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, tiến lên một nước có nền công nghiệp hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Muốn vậy phải có đội ngũ tri thức, các nhà kinh doanh, quản lý, chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực mà nền tảng của nó là giáo dục. Giáo dục được coi là chìa khoá tiến vào tương lai. Mặt khác, để có được đội ngũ cán bộ lao động có đủ năng lực tiếp cận với những công nghệ hiện đại, những phương pháp quản lý tiên tiến thì giáo dục- đào tạo phải luôn đi trước một bước đối với các ngành kinh tế khác, giáo dục- đào tạo phải là cơ sở để tạo tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế. Để làm được điều đó phải quán triệt những quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục- đào tạo, phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém của sự nghiệp giáo dục- đào tạo hiện nay để từ đó đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế- xã hội.
    Nhận thức rõ vai trò của giáo dục- đào tạo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội trong những năm qua đảng và nhà nước kêu gọi khuyến khích toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và toàn dân đã tập trung sức thực hiện các mục tiêu cơ bản về giáo dục, giải quyết những vướng mắt trong từng thời kỳ, phát triển nguồn nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH của đất nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...