Luận Văn Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần BIDV chi nhánh Hà Tây

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần BIDV chi nhánh Hà Tây
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I. 2
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV CHI NHÁNH HÀ TÂY 2
    1.1. Hoạt động nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng BIDV Hà Tây. 2
    1.1.1. Khái niệm hoạt động nghiệp vụ huy động vốn và các hình thức huy động vốn tại BIDV Hà Tây 2
    1.1.2. Vai trò của hoạt động nghiệp vụ huy động vốn đối với sự phát triển kinh tế. 5
    1.1.3 Các hình thức huy động vốn của NH TMCP BIDV Hà Tây. 5
    1.3.1 Chất lượng huy động vốn tại ngân hàng TMCP BIDV Hà Tây. 6
    1.1.1 Khái niệm chất lượng nghiệp vụ huy động vốn. 6
    1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nghiệp vụ huy động vốn. 7
    1.3.1.1 Chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 10
    1.3.1.2 Chính sách lãi suất và tín dụng của ngân hàng. 11
    1.3.1.3 Hình thức huy động vốn. 11
    1.3.1.4 Uy tín, vị thế của ngân hàng. 11
    1.3.1.7 Đổi mới công nghệ ngân hàng. 12
    1.3.2 Các nhân tố từ phía khách hàng. 13
    1.3.2.1 Thói quen và tâm lý khách hàng. 13
    1.3.2.2 Nhận thức của dân chúng. 13
    1.3.3 Các nhân tố khác. 14
    PHẦN II. 15
    THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV CHI NHÁNH HÀ TÂY 15
    2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Hà Tây. 15
    2.1.1 Lịch sử hình thành,chức năng nhiệm vụ của ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Tây. 15
    2.2 Kết quả huy động vốn của BIDV Hà Tây. 19
    2.2.1 Về huy động vốn. 19
    2.2.2 Về sử dụng vốn. 20
    2.3 Các nhân tố tác động tới hoạt động huy động vốn của BIDV Hà Tây. 23
    2.3.1 Môi trường kinh tế và những nhân tố thuộc về chính sách Nhà nước. 23
    2.3.2 Môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. 24
    2.4 Thực trạng về chất lượng nghiệp vụ huy động vốn tại BIDV Hà Tây. 25
    2.4.1 Quy mô huy động vốn. 25
    2.4.2 Cơ cấu huy động vốn. 26
    2.5 Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nghiệp vụ huy động vốn. 29
    2.5.1 Các chỉ tiêu định tính. 29
    2.5.2 Các chỉ tiêu định lượng. 31
    2.6 Các biện pháp BIDV Hà Tây đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn. 33
    2.7 Đánh giá chất lượng nghiệp vụ huy động vốn tại BIDV Hà Tây. 34
    2.7.1 Những kết quả đạt được. 34
    PHẦN III. 39
    GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV CHI NHÁNH HÀ TÂY 39
    3.1. Định hướng hoạt động nghiệp vụ huy động vốn của BIDV Hà Tây. 39
    3.1.1 Định hướng chung của BIDV Hà Tây trong thời gian tới 39
    3.1.2 Định hướng hoạt động huy động vốn. 39
    3.1.3 Dự báo các yếu tố tác động tới nghiệp vụ huy động vốn trong thời gian tới 40
    3.1.4 Phương hướng nhiệm vụ và sự cần thiết nâng cao chất lượng của nghiệp vụ huy động vốn những năm tiếp theo 41
    3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn của BIDV Hà Tây. 43
    3.2.1 Xây dựng chính sách tỷ giá hợp lý. 43
    3.2.2 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. 43
    3.2.3 Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ huy động vốn. 44
    3.2.4 Đang dạng hóa kì hạn huy động vốn. 45
    3.2.5 Hoàn thiện công nghệ ngân hàng. 46
    3.2.6 Nâng cao chất lượng marketing ngân hàng. 46
    3.2.7 Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ NV cán bộ ngân hàng. 47
    3.2.8 Mở rộng mạng lưới chi nhánh. 48
    3.2.9 Chính sách chăm sóc khách hàng. 48
    3.2.10 Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn. 49
    3.2.11 Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. 50
    3.3 Kiến nghị 50
    3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng BIDV 50
    3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 51
    3.3.3 Kiến nghị đối với chính phủ. 52
    KẾT LUẬN 53


    LỜI MỞ ĐẦU
    Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp nhất, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Phương pháp tốt nhất giải quyết vấn đề trong bối cảnh hiện nay là các ngân hàng thương mại phải có giải pháp họat động huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, từ đó góp phần đảm bảo khả năng thanh tóan, phát triển các hoạt động đầu tư nhằm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
    Hiện nay BIDV Hà Tây, xây dựng được mối quan hệ khá tốt với khách hàng của mình trên thị trường cho vay. Tuy nhiên tình hình huy động vốn vẫn gặp phải những khó khăn nhất định ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Thực tế cho thấy các khoản huy động của BIDV Hà Tây chưa mang tính chiều sâu, phạm vi huy động chưa được mở rộng và chưa mang tính chủ động cao. Đặc biệt trong tình hình tài chính nhiều biến động như hiện nay thì ngân hàng nào huy động vốn tốt, ngân hàng nào có nguồn vốn dồi dào thì họ sẽ đạt nhiều thành công.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động trong sự phát triển của ngân hàng, nhất là những thời điểm diễn biến tình hình tài chính biến động như hiện nay và tính cấp thiết của hoạt động huy động vốn trong thời điểm hiện nay, em đã chọn đề tài “Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần BIDV chi nhánh Hà Tây” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,chuyên đề được bố cục thành 3 phần:
    PHẦN I: Tổng quan các vấn đề cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Hà Tây
    PHẦN II: Thực trạng về chất lượng nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Hà Tây
    PHẦN III: Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Hà Tây


    PHẦN ITỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV CHI NHÁNH HÀ TÂY
    1.1. Hoạt động nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng BIDV Hà Tây
    1.1.1. Khái niệm hoạt động nghiệp vụ huy động vốn và các hình thức huy động vốn tại BIDV Hà Tây
    1.1.1.1. Khái niệm hoạt động nghiệp vụ huy động vốn
    Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.
    1.1.1.2. Chức năng của BIDV chi nhánh Hà Tây
    - Chức năng trung gian tín dụngChức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, HTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
    - Chức năng trung gian tài chính
    Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của Ngân hàng Thương mại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng là “cầu nối ” giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, khơi nguồn vốn từ những người có vốn nhàn rỗi sang những người có nhu cầu về vốn.
    Như vậy, Ngân hàng Thương mại vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
    - Chức năng trung gian thanh toán
    NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
    - Chức năng tạo tiền
    Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này sau khi đã để lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng sẽ đem đi đầu tư, cho vay từ đó nó sẽ chuyển sang vốn tiền gửi của ngân hàng khác. Với vòng quay của vốn thông qua chức năng tín dụng và thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng thương mại thực hiện được chức năng tạo tiền.
    1.1.1.3. Các hình thức huy động vốn tại ngân hàng TMCP BIDV Hà Tây
    - Tiền gửi không kỳ hạn:
    Dòng tiền này của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy tài khoản này còn được gọi là tài khoản thanh toán. Với đặc điểm linh hoạt là có tiền gửi và rút ra bất cứ lúc nào nên tiền gửi thanh toán không được ngân hàng trả lãi hoặc là trả với mức lãi suất thấp.
    - Tiền gửi có kỳ hạn:
    Dòng tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại với mục địch hưởng lãi. Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, người gửi tiền có thể được rút trước thời hạn, trường hợp này người gửi iền không được hưởng lãi, hoặc được hưởng lãi theo lãi suất thấp tùy theo quy định của mỗi ngân hàng. Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng khách hàng không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kỳ hạn mới.
    Tiền gửi tiết kiệm:
    Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
    - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
    Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút ra theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
    Đối với khách hàng khi chọn hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì mục tiêu an toàn tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lời. Đối với ngân hàng, vì loại tiền này khách hàng muốn rút ra bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này.
    - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
    Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoải thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
    Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi chọn hình thức này là lợi nhuận có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quạn trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất còn thay đổi theo kỳ hạn gửi (3, 6, 9 hay 12 tháng) tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND,USD,EUR hay vàng) và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.
    Ngoài 2 loại tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng TMCP BIDV Hà Tây còn có các loại tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra rào cản khác biệt nhằm chống lại sự bắt trước của các đối thủ cạnh tranh.



    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Frenderic S. Miskin - Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kĩ thuật năm 1995
    2. Giáo trình lý thuyết tiền tệ Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê năm 2001.
    3. Giáo trình ngân hàng trung ương – Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê năm 2005
    4. Giáo trình Marketing ngân hàng – Học viện ngân hàng, NXB Thống kê 2004
    5. Giáo trình ngân hàng thương mại – Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê năm 2002
    6. Kinh tế vĩ mô – N .G Mankiw, NXB thống kê 2004
    7. Luật các tổ chức tin dụng, NXB chính trị quốc gia năm 2004.
    8. Luật ngân hàng nhà nước, NXB chính trị quốc gia năm 2004.
    9. Báo tạp chí ngân hàng
    10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV Hà Tây năm 2010 - 2012
    11. Website Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn
    12. Website Bộ tài chính www.mof.gov.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...