Đồ Án Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS trung học phổ thông bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đán

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS trung học phổ thông bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 – Nâng cao

    MỞ ĐẦU
    [​IMG]

    I. LƯ do chọn đề tài
    Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục đào tạo là một trong những trọng tâm quan trọng của sự phát triển. Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng ta đă chỉ rơ là: “Đổi mới chương tŕnh, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ng̣ giáo viên (GV) và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo độc lập suy nghĩ của học sinh, .”. Điều 28 Luật Giáo dục nước ta (2005) c̣ng nhấn mạnh: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tù giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng líp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến t́nh cảm, đem lại niềm vui, hứng thó học tập cho HS”.
    Mét trong những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy đề cập đến định hướng đổi mới công việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, từ h́nh thức đến công cụ, đặc biệt chú trọng tối đa khả năng tự kiểm tra, đánh giá của người học, bởi người học là một trung tâm quan trọng của hoạt động dạy và học ở nhà trường.
    Trong vài năm gần đây, đồng thời với việc áp dụng chương tŕnh và sách giáo khoa mới, ở các trường phổ thông đă và đang thực hiện tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới cách thức, nội dung kiểm tra, đánh giá.
    Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thực hiện theo định hướng: Tăng cường kiểm tra đánh giá bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu, nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng đạt mục đích dạy học của bộ môn, từng líp học, . trong quá tŕnh dạy học, và đă bước đầu khuyến khích HS t́m sách tham khảo tự củng cố kiến thức.
    Cách thức thi cử hiện nay ở các ḱ thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học thường sử dụng thi 100% TNKQ; TNTL thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong các bài kiểm tra đánh giá. Trên thị trường sách tham khảo về bài tập Hoá học có rất nhiều, nhưng HS không biết lùa chọn loại sách nào giúp tăng cường khả năng tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng thật là hiệu quả.
    Đáp ứng nhu cầu đó, cũng như để giúp các em HS THPT cọ sát với h́nh thức thi trắc nghiệm qua các đợt thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi tuyển Đại học, chúng tôi đă chọn đề tài:
    “Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS trung học phổ thông bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 – Nâng cao” – Phần Hoá học hữu cơ.
    II. Mục đích nghiên cứu
    Sử dông bộ đề kiểm tra đáp ứng được mục đích, yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đặc biệt là nêu được phương pháp cho HS sử dụng bộ đề nhằm tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng học tập môn Hoá học của HS THPT.
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu lƯ luận và thực tiễn đánh giá, kiểm tra kết quả học tập môn Hoá học của HS THPT. Cụ thể:
    1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới nội dung, h́nh thức kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng môn Hoá học, các yêu cầu về kĩ thuật xây dựng câu hỏi (TNKQ và TNTL) xây dùng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng môn Hoá học.
    2. Xây dùng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 nâng cao phần hữu cơ.
    3. Sử dụng bộ đề đối với các líp thực nghiệm, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với các líp đối chứng để đánh giá độ tin cậy, độ khó và độ phân biệt của bộ đề, kịp thời chỉnh sửa các câu hỏi chưa phù hợp, hoàn chỉnh bộ đề.
    IV. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
    1. Khách thể nghiên cứu: Quá tŕnh kiểm tra kết quả dạy học hoá học ở trường THPT líp 11 (phần Hoá học hữu cơ) – Nâng cao.
    2. Đối tượng nghiên cứu: Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 – Nâng cao (Hoá học hữu cơ).
    V. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được một hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng Hoá học líp 11 đảm bảo được yêu cầu của đề kiểm tra với chất lượng tốt, nếu GV và HS sử dông một cách triệt để, thường xuyên và tự giác th́ bộ đề sẽ góp phần tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS một cách hiệu quả.
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    Để tiến hành làm đề tài này, chóng tôi đă sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
    1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
    – Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: như các phương pháp kiểm tra, đánh giá, đi sâu về phương pháp kiểm tra TNKQ.
    – Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương tŕnh, phân phối chương tŕnh, chuẩn kiến thức, kĩ năng Hoá học, sách giáo khoa, sách giáo viên Hoá học líp 11 – THPT cơ bản và nâng cao; đi sâu vào phần Hoá học hữu cơ nâng cao.
    2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    – Điều tra cơ bản: T́m hiểu thực tiễn dạy học môn Hoá học líp 11 nhằm phát hiện những khó khăn của việc kiểm tra đánh giá. Trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô có nhiều kinh nghiệm trong dạy học Hoá học.
    – Thực nghiệm s­ư phạm: Thực nghiệm s­ phạm nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả và chất l­ượng của bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học.
    Đánh giá tác dụng của việc áp dụng của bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học.
    3. Phương pháp sử dụng Toán Thống kê
    Áp dụng một số tham số đặc trưng trong Toán Thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
    VII. Điểm mới của luận văn
    1. Hệ thống hoá cơ sở lí luận về phương pháp kiểm tra đánh giá và vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
    2. Tuyển chọn và xây dựng bộ đề kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học líp 11 – Nâng cao phần Hoá học hữu cơ để HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học sau mỗi bài học, mỗi chương và thi học ḱ.
    3. Tuyển chọn và xây dựng ngân hàng đ̉ (đề nguồn).
    VIII. Cấu tróc luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, luận văn gồm Nội dung nghiên cứu với 3 chương sau:
    Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
    Chương II: Hệ thống bộ đề tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng môn Hoá học líp 11, nâng cao (phần Hoá học Hữu cơ)
    Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
    Kết luận.
    Tài liệu tham khảo.
    Phụ lục.

    Nội dung nghiên cứu
    [​IMG]

    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
    1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
    Kiểm tra, đánh giá là giai đoạn kết thóc của một quá tŕnh dạy học, nhằm xác định khi kết thúc một giai đoạn trọn vẹn của một quá tŕnh dạy học, mục đích dạy học đă đạt được đến mức độ nào, kết quả học tập của HS đạt đến đâu so với mong muốn. Qua kiểm tra, đánh giá, người GV nhận biết được ḿnh đă thành công hay chưa thành công ở chỗ nào; người học cũng nhận biết được ḿnh đă thu hoạch được ǵ, mức thu hoạch trong quá tŕnh học tập ra sao (từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng biết làm và làm một cách thành thạo những điều đă học [18].
    Vị trí của kiểm tra – đánh giá trong quá tŕnh dạy học:
    [​IMG]
    1.1. Kiểm tra
    Kiểm tra là theo dơi sự tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
    Trong lí luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của quá tŕnh dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được của quá tŕnh này. Kiểm tra có vai tṛ liên hệ nghịch trong quá tŕnh dạy học, nhằm mục đích biết những thông tin, kết quả về quá tŕnh dạy của thầy và quá tŕnh học của tṛ, từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thầy và tṛ. Kiểm tra – đánh giá nhằm khảo sát khả năng của người học về môn học mà điểm số các bài khảo sát là những số đo đo lường khả năng học tập của HS. Nếu việc kiểm tra và đánh giá một cách nghiêm túc, thường xuyên và công bằng với kĩ thuật cao và đạt kết quả tốt th́ người học sẽ học tốt hơn.
    1.2. Đánh giá
    Đánh giá kết quả học tập là đo lường mức độ đạt được của người học về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá tŕnh dạy học. Mô tả một cách định tính và định lượng: tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, tính đầy đủ, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết, bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của người học, và thái độ của người học trên cơ sở phân tích các thông tin phản hồi từ việc quan sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối chiếu với các chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của môn học.
    Đánh giá kết quả học tập của người học là một quá tŕnh phức tạp và công phu. Nếu thực hiện chu đáo, chuẩn xác th́ việc đánh giá càng có nhiều thuận lợi và có độ tin cậy cao.
    Quy tŕnh đánh giá: gồm 5 bước:
    1) Phân tích mục tiêu học tập thành các kiến thức, kĩ năng.
    2) Đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được các kiến thức, kĩ năng dùa trên những dấu hiệu có thể đo lường hoặc quan sát được.
    3) Tiến hành đo lường các dấu hiệu đó để đánh giá mức độ đạt được về các yêu cầu đặt ra, biểu thị bằng điểm số.
    4) Thu thập số liệu đánh giá: Phân tích, so sánh các thông tin nhận được với các yêu cầu đề ra rồi đánh giá, xem xét kết quả học tập của người học, mức độ thành công của phương pháp giảng dạy của thầy, để từ đó có thể cải tiến, khắc phục nhược điểm.
    5) Trong đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc: chính xác, vừa sức, bám sát yêu cầu của chương tŕnh học.

    2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá
    Kiểm tra gồm 3 chức năng: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.
    Ba chức năng này liên kết thống nhất với nhau, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau trong quá tŕnh kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học.
    Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học là phát hiện, củng cố, đào sâu và làm chính xác thêm kiến thức, đồng thời có liên hệ chẽ và phục vụ trực tiếp cho việc học bài mới.
     
Đang tải...