Tiểu Luận Tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Ngày nay sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của nền kinh tế đă làm cho cuộc sống của con người được nâng cao do đó nhu cầu của con người cũng trở nên phong phú hơn. Điều này đă tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát triển và trở thành một nhu cầu có y nghĩa, tác động ngày càng tăng đối với con người.
    Hàng năm, ngành du lịch đă đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ. Thực tế cho thấy rằng khi chính phủ chi ra một đồng để đầu tư vào du lịch sẽ thu về hàng ngàn đồng lợi nhuận, bởi lẽ du lịch là ngành mang tính chất chính trị, kinh tế, văn hóa xă hội. Đầu tư vào du lịch là đă mở ra sự phát triển mới, Nhà nước quản ly về du lịch và chỉ đạo các chiến lược kinh doanh du lịch đi đôi với việc hợp tác về du lịch.Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) : du lịch đă trở thành một hiện tượng kinh tế - xă hội quan trọng nhất của đời sống hiện tại, thu hút hàng triệu người, hiện là ngành kinh tế có mức tăng trưởng rất nhanh và có nguồn thu nhập cao trên Thế giới. Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đă đạt được những bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịch phong phú và sự an toàn của môi trường xă hội. Hoạt động du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, đem lại không ít tác động tích cực như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động từ đó hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xă hội. Hoạt động du lịch c̣n là chất xúc tác cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp không khói chúng ta đă và đang phải đối mặt với t́nh trạng ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xă hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đă trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, của mọi người dân trên Thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải t́m hướng đi mới cho ḿnh.
    Với lợi thế về thiên nhiên phong phú, nhiều cảnh quan hấp dẫn, băi biển đẹp cùng các di sản văn hóa - lịch sử, giá trị nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vùng ven biển miền Trung đă được Chính phủ xác định là địa bàn động lực của cả nước về phát triển du lịch. Thiên nhiên khéo kết hợp vẻ đẹp hùng vĩ của núi non với không gian mênh mông của biển cả làm cảnh quan nơi đây trở nên kỳ thú, vừa tạo nên một hệ sinh thái rất đa dạng. Những đặc điểm này là điểm tựa cho ngành du lịch của vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) miền Trung khởi sắc. Tiềm lực phát triển du lịch của VKTTĐ miền Trung c̣n bắt nguồn từ vô vàn di sản thâm trầm của quá khứ. Không phải ngẫu nhiên mà dải đất chiếm chưa đầy 1/5 chiều dài đất nước trở thành quê hương của bốn di sản và kiệt tác văn hóa của nước ta được UNESCO công nhận, bao gồm quần thể di tích cố đô Huế, nhă nhạc cung đ́nh Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
    Nhận thức rơ tầm quan trọng của du lịch vùng trọng điểm miền trung, trước thực trạng này với những kiến thức đă được trang bị ở trường và thu thập thực tế trong quá tŕnh thực tập tại Viện chiến lược phát triển kinh tế - xă hôi _ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em mạnh dạn chọn đề tài : “Tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương :
    - Chương 1 : Sự cần thiết tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch.
    - Chương 2 : Thực trạng hoạt động du lịch và liên kết hoạt động du lịch.
    - Chương 3 : Giải pháp tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch.
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    Góp phần vào lư luận nhằm phát triển kinh tế trong hoạt động du lịch của các tỉnh, địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Phát triển các hoạt động du lịch ngày càng có chất lượng giữa các tỉnh, địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Khảo sát điều tra.
    - Nghiên cứu các tài liệu, số liệu đă có.
    - Phân tích, tổng hợp, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng.

    CHƯƠNG I
    SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG
    HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

    1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
    1.1.1 Các định nghĩa về du lịch
    Theo Liên hiệp các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của ḿnh nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống .
    Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma _ Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghiă về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành tŕnh và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà b́nh. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
    Theo các nhà du lịch Trung Quốc th́: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xă hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
    Theo I.I Pirôgionic, 1985 th́: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao tŕnh độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.
    Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nh́n từ góc độ du khách th́: khách du lịch là loại khách đi theo ư thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả măn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
    Nh́n từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những h́nh thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
    Nh́n từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác .
    Theo phân loại của WTO, dịch vụ du lịch là một trong 12 nhóm ngành dịch vụ. Dịch vụ du lịch có vị trí, vai tṛ quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ, phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Sự tăng trưởng của ngành là động lực cho sự phát triển kinh tế chung. Giá trị dịch vụ trong một sản phẩm chiếm tới 60% giá trị của hàng hoá và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự xuất hiện các phương thức kinh doanh mới. Đối với du lịch, ngoài lợi nhuận thu được về vật chất c̣n phải kể đến những lợi ích khác về văn hóa, chính trị và xă hội khác. Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng và địa phương.
    1.1.2 Bản chất du lịch :
    - Nh́n từ góc độ nhu cầu của du khách : Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xă hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập b́nh quân đầu người, tăng thời gian nhàn rỗi do tiến bộ của khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao .
    - Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch : Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng .
    - Xét từ góc độ sản phẩm du lịch : Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương tŕnh du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển .
    - Xét từ góc độ thị trường du lịch : Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là t́m kiếm thị trường du lịch, t́m kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương tŕnh du lịch” .
    1.2 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN DU LỊCH
    1.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên thiên nhiên
    v Tác động tích cực
    + Du lịch tạo nên động lực mạnh đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự phát triển và mở rộng mạng lưới các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên. Ngày nay trên thế giới hiện có hơn 5.000 khu bảo tồn thiên nhiên, riêng ở Việt Nam có 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vường quốc gia ).
    + Công nghiệp du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách môi trường. Ví dụ công viên Disney ở Florida, tập đoàn khách sạn Sheraton and Intercontinental đang nêu ra các vấn đề xử lư chất thải, tái chế và bảo vệ nguồn nước. Tổng cục du lịch Thái Lan nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho du khách và cư dân địa phương về “Sự hiểu biết và sự cần thiết phải bảo vệ các tài nguyên du lịch”.
    v Tác động tiêu cực
    + Gây ô nhiễm nguồn nước.
    + Gây ô nhiễm không khí do chất phát thải do các phương tiện giao thông và thiết bị.
    + Việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật không hợp lư cũng gây tác hại đến cảnh quan của các điểm tham quan du lịch.
    + Việc xác định sức chứa của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên không hợp lư cũng gây tác hại quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái.
    1.2.2 Duy tŕ tính đa dạng của các loại h́nh du lịch
    Việc duy tŕ và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xă hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
    + Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa và xă hội là một thế mạnh, mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
    + Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng nhưng việc phát triển kinh tế và du lịch đă phá hủy sinh thái trên phương diện rộng.
    + Có tính toán cho rằng trong ṿng 50 năm tới, có khoảng 25% các loài động vật sẽ bị hủy diệt. Ngày nay, ở nhiều vùng đất ngập nước có 80% các rạn san hô và 50% các khu rừng nguyên sinh trên hành tinh đă bị mất đi.
    + Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những ǵ được thừa hưởng của thế hệ trước đa dạng.
    + Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do vậy, nó cần phải được giữ ǵn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi nó bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du khách.
    Các biện pháp để duy tŕ tính đa dạng :
    + Trân trọng giữ ǵn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn.
    + Đảm bảo nhịp độ, qui mô và lọai h́nh phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa.
    + Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, áp dụng phương pháp tính tón sức chứa và nguyên tắc pḥng ngừa trước.
    + Giám sát tác động của du lịch đồi với hệ sinh thái, đặc biệt đối với các loài động thực vật.
    + Khuyến khích đa dạng kinh tế, xă hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương.
    + Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch.
    + Khai thác tốt các đặc trưng đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực đồng nhất.
    + Đảm bảo qui mô, nhịp độ và loại h́nh du lịch nhằm khích lệ ḷng yêu mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau.
    + Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển.
    1.2.3 Hợp nhất du lịch vào quá tŕnh quy hoạch
    Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường, làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai quy tắc sau:
    + Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển
    Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc gia, nó xem việc phát triển và quản lư môi trường là một tổng thể th́ sẽ mang lại lợi ích tối đa và dài hạn cho nền kinh tế, quốc gia va địa phương (trong đó có ngành du lịch).
    + Du lịch và đánh giá tác động môi trường
    Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án qui hoạch du lịch, đánh giá tác động môi trường là bắt buộc để xem qui mô hay loại h́nh phát triển du lịch đó có phù hợp hay không và cân nhắc xem nó đem lại lợi ích thật sự ǵ cho khu vực, cho vùng hay quốc gia hay không?
    Các biện pháp cụ thể :
    + Phải tính tới các nhu cầu trước mắt của cả cư dân địa phương và cả du khách.
    + Hợp nhất tất cả các mặt kinh tế môi trường xă hội và văn hóa địa phương vào trong việc quy hoạch.
    + Tôn trọng chính sách địa phương, khu vực và quốc gia các ngành công nghiệp, nông nghiệp, nhà cửa đất đai, nhà cửa và phúc lợi.
    + Giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xă hội và văn hóa với cộng đồng địa phương bằng cách thực hiện đánh giá tác đọng môi trường toàn diện có sự tham gia cua cư dân địa phương và tất cả các cấp chính quyền có liên quan.

    1.3 LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    1.3.1 Liên kết kinh tế
    Trong điều kiện kinh tế hiện nay khi nền kinh tế của các quốc gia có xu hướng ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu phát triển vùng càng trở nên bức thiết. Hội nhập kinh tế thế giới vừa mở ra nhiều cơ hội thuận lợi bao gồm :
    - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra thị trường thế giới.
    - Cơ hội thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhất là vốn đầu tư, tiến bộ khoa học công nghệ.
    - Mở rộng khả năng liên kết kinh tế giữa các quốc gia, khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh trên các phương diện như : quốc gia, ngành và sản phẩm.
    - Tăng cường được vị thế và tiếng nói của quốc gia trên trường quốc tế, được tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quốc tế nẩy sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho quốc gia ḿnh.
    Bên cạnh những cơ hội thuận lợi đó, hội nhập kinh tế thế giới cũng làm nẩy sinh những thách thức to lớn :
    - Cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng quyết liệt hơn.
    - Cơ chế chính sách trong nước c̣n nhiều bất cập so với yêu cầu của hội nhập thế giới.
    - Nền kinh tế quốc gia sẽ chịu tác động mạnh bởi những biến động mạnh của nền kinh tế thế giới.
    Đặc trưng lớn nhất của hội nhập kinh tế thế giới là tính mở cửa của nền kinh tế ngày càng sâu rộng. Nền kinh tế của các nước thực sự tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, trở thành một bộ phận hữa cơ của nền kinh tế thế giới. Trong mối quan hệ phân công lao động quốc tế đó, mỗi quốc gia đều có cơ hội phá huy đầy đủ lợi thế so sánh của ḿnh đồng thời phải biết chủ động đối phó với những khó khăn nẩy sinh do những hạn chế và bất lợi của nền kinh tế dân tộc gây ra. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong sự phân công lao động đó, rơ ràng mỗi quốc gia cần phải tăng cường mối quan hệ liên kết với các quốc gia khác về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết kinh tế. Quan hệ liên kết kinh tế sẽ cho phép phát huy tốt nhất những lợi thế của quốc gia, tạo khả năng huy động hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế, đồng thời có thể bổ sung những yếu kém của ḿnh. Việc thực hiện liên kết kinh tế giữa các quốc gia, đặt ra yêu cầu bắt buộc các vùng kinh tế trong nước, các ngành và các chủ thể kinh tế cũng phải biết tận dụng các mối quan hệ liên kết v́ bản thân nền kinh tế quốc gia là một hệ thống kinh tế thống nhất. Không thể có liên kết kinh tế giữa các quốc gia nếu các bộ phận cấu thành nền kinh tế không thực hiện mối quan hệ liên kết và ngược lại, nếu quốc gia không thực hiện liên kết kinh tế th́ các bộ phận cấu thành của nó như các vùng kinh tế, các ngành, các chủ thể kinh tế cũng không thể thực hiện tốt liên kết kinh tế, nhất là liên kết với nước ngoài. Điều đó giải thích v́ sao, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới cần tăng cường các mối quan hệ liên kết giữa các vùng kinh tế trong nước.
    1.3.1.1 Khái niệm
    Liên kết kinh tế là h́nh thức hợp tác với nhau giữa các chủ thể kinh tế trong quá tŕnh hoạt động kinh tế. Hợp tác là h́nh thức đă có từ lâu đời và có thể nói là ra đời ngay từ khi con người biết hoạt động săn bắn và hái lượm. Cùng với sự phát triển của xă hội loài người, tŕnh độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao th́ hợp tác kinh tế cũng ngày càng phát triển cả về h́nh thức và nội dung của nó. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, liên kết kinh tế càng trở nên bức thiết và ngày càng thu hút sự quan tâm của các chủ thể kinh tể.
    Hiểu một cách chung nhất, liên kết kinh tế là h́nh thức hợp tác giữa hai hay nhiều chủ thể quản lư kinh tế trong quá tŕnh hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các bên tham gia. Mục tiêu của liên kết kinh tế là nhằm phát huy các lợi thế, đồng thời bù đắp những hạn chế, thiếu hụt của các bên tham gia thông qua việc phối hợp hoạt động giữa các đối tác.
    Liên kết kinh tế diễn ra giữa các chủ thể quản lư kinh tế. Chủ thể quản lư ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các quốc gia, các vùng kinh tế, các địa phương, các ngành kinh tế hay các doanh nghiệp, không cần phân biệt chế độ chính trị, h́nh thức sở hữu hoặc quy mô lớn hay nhỏ. Có thể cho rằng, dù ở đâu và bất cứ lúc nào nếu có sự khác biệt nhau về lợi thế so sánh giữa các đối tác th́ ở đó xuất hiện nhu cầu và khả năng của sự liên kết kinh tế.
    Như vậy, liên kết giữa các vùng kinh tế hay giữa các địa phương là thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các vùng (hay địa phương) với nhau trên nguyên tắc các bên cùng tăng cường được lợi ích kinh tế của ḿnh thông qua việc phối hợp hoạt độnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
    1.3.1.2 Các loại h́nh liên kết
    Liên kết kinh tế bao gồm 2 loại :
    - Liên kết ngoại vùng : Là thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa một vùng với một hay nhiều vùng khác nhau trong nước hay nước ngoài. Liên kết ngoại vùng đặc biệt phát huy được thế mạnh của mỗi vùng về nguồn lực, về thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do các vùng khác biệt nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xă hội, tŕnh độ khoa học và công nghệ.
    - Liên kết nội vùng : Đó là liên kết giữa các địa phương, các doanh nghiệp trong mỗi vùng với nhau nhằm phát huy tốt nhất lợi thế riêng biệt của mỗi vùng đồng thời các địa phương có thể bổ sung cho nhau những hạn chế nhất định. Liên kết nội vùng đặc biệt quan trọng đối với vùng kinh tế tổng hợp bởi v́ các địa phương trong vùng có những lợi thế khác biệt nhau. Liên kết nội vùng sẽ cho phép phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng trên cơ sở các nguồn lực đă được khai thác và sử dụng hợp lư nhất. Trong mỗi vùng, liên kết kinh tế giữa các địa phương cũng dễ dàng thực hiện hơn v́ giữa các địa phương có nhiều điểm tương đồng nhau về cơ sở hạ tầng, đặc điểm tự nhiên, nguồn nhân lực, đặc điểm văn hóa và truyền thống, cơ chế quản lư vùng .
    1.3.2 Liên kết kinh tế trong hoạt động du lịch
    1.3.2.1 Khái niệm
    Là h́nh thức liên kết kinh tế của các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực như: việc xây dựng, khai thác cơ sở vật chất, hoạt động vận tải hành khách, hoạt động quản lư – marketing và đào tạo nguồn nhân lực của hoạt động du lịch nhằm tạo nên sự thống nhất về mặt hiệu quả trong việc phát triển du lịch.
    1.3.2.2 Các loại h́nh liên kết
    - Liên kết nội vùng : là sự liên kết giữa các tỉnh với nhau nhằm phát huy những tiềm năng du lịch của từng vùng đồng thời khắc phục những hạn chế của nhau.
    - Liên kết ngoại vùng : là sự liên kết, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các vùng bên ngoài hoặc của các nước trên thế giới có điều kiện như nhau.
    - Liên kết các loại h́nh đặc trưng của du lịch : là sự liên kết nhằm bổ sung cho nhau, giúp đỡ nhau trong việc phát triển du lịch của cả vùng. Gây ra hiệu ứng tốt trong quá tŕnh quảng bá du lịch của từng tỉnh, thành phố cũng như của cả một vùng trọng điểm. Nhằm tránh được những lăng phí về chi phí đào tạo nhân lực cũng như tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch và tạo cho khách du lịch một sự hấp dẫn, ṭ ṃ muốn khám phá du lịch của vùng đó.
    1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    Có lẽ ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết phát triển, nhưng những việc làm thực tế để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các địa phương của vùng KTTĐ miền Trung vẫn c̣n rất hạn chế. Thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực: phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư, triển khai các dự án qui hoạch, phát triển cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, khu kinh tế . Nguyên nhân không chỉ từ phía các địa phương mà c̣n từ phía các cơ quan Trung ương trong việc triển khai xây dựng các cơ chế chính sách chung hoặc kết nối qui hoạch giao thông, kinh tế - xă hội.
     
Đang tải...