Chuyên Đề Tăng cường huy động vốn tại Cụng ty cổ phần thép Việt – Ý

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tăng cường huy động vốn tại Cụng ty cổ phần thép Việt – Ý
    ​LỜI MỞ ĐẦU

    Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự giám sát của Nhà nước theo định hướng xó hội chủ nghĩa là sự đổi mới của các doanh nghiệp Nhà nước, đó đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp dần được chuyển đổi hỡnh thức sở hữu sang cổ phần, hoặc Công ty TNHH một thành viên hoặc nhiều thành viên, và được quản lý theo một cơ chế phù hợp hơn. Cú thể núi, thời gian qua, quản lý nhà nước về mặt tài chính doanh nghiệp đó cú bước chuyển đổi cơ bản từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế tự chủ trong kinh doanh, tách biệt rừ hơn chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, giảm dần sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó các doanh nghiệp phần nào khẳng định được vị trí quan trọng trong việc tạo thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    Song hiệu quả của các doanh nghiệp sau chuyển đổi cũn thấp là thực tế không thể phủ nhận, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỡnh trạng trên là sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn, sự yếu kém trong công tác huy động vốn. Bởi vậy nếu doanh nghiệp không tiếp tục đổi mới nâng cao khả năng tiếp cận và huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả thỡ các doanh nghiệp khó có thể phát triển ổn định, càng không thể đứng vững trong thương trường cạnh tranh khi tiến trỡnh hội nhập quốc tế và khu vực đang diễn ra.
    Vốn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong các doanh nghiệp khi bắt đầu bất kỳ một kế hoạch gỡ. Do vậy, việc lựa chọn một hỡnh thức huy động vốn hiệu quả đóng vai trũ quyết định đến thành công của dự án kinh doanh nói riêng và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Mỗi một doanh nghiệp đều có nhiều cách khác nhau để huy động vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế là huy động vốn như thế nào, bao nhiêu thỡ đủ, thỡ hiện nay doanh nghiệp lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát sinh trong từng nghiệp vụ, mà không hề có một kế hoạch dài hạn cho vấn đề này.
    Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi loại vốn có những đặc điểm khác nhau, do đó công ty cần xem xét kỹ lưỡng để quyết định mức huy động đối với mỗi loại vốn. Cụ thể, với nguồn vốn vay tín dụng: Công ty phải trả lói vay tín dụng, mặc dù phần lói vay này không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, nhưng công ty phải chịu sức ép về hoàn trả nợ gốc và lói vay đúng hạn, làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ. Trong khi đó, nếu sử dụng vốn chủ sở hữu, công ty không phải đáo hạn vốn gốc, làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu. Khoản vốn này không bắt buộc phải trả lói vay cố định mà phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng phải chịu sức ép đó là sức ép từ các cổ đông đối với người quản lý điều hành. Bởi công ty phải thực hiện được các chỉ tiêu hiệu quả về tài chính, nhất là chỉ tiêu về cổ tức và cổ đông
    Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thép Việt – í (VIS) tôi nhận thấy: Để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và phát triển VIS cần rất nhiều vốn. Tuy nhiên công tác huy động vốn tại VIS gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế xó hội phát triển, môi trường cạnh tranh gay gắt bản thân VIS cũn nhiều sự ràng buộc về cơ chế quản lý đó khiến VIS không thể huy động vốn có hiệu quả, và khai thác triệt để tiền năng của mỡnh. Vỡ vậy, việc nghiên cứu và tăng cường giải pháp cho công tác huy động vốn tại VIS có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong giới hạn điều kiện và thời gian cho phép tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Cụng ty cổ phần thộp Việt – ý” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Hy vọng với những kiến thức đó học tại trường tôi có thể góp phần nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp, và tôi cũng học được nhiều điều bổ ích trong đợt thực tập này.
    Ngoài phần mở đầu, và kết luận nội dung chuyên đề bao gồm:
    Chương 1: Nguồn vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp
    Chương 2: Thực trạng tăng cường huy động vốn tại Công ty CP thép Việt - í
    Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn trong Công ty CP thép Việt - í
     
Đang tải...