Thạc Sĩ Tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín sacombank

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I – Sự cần thiết của đề tài

    Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại cũng là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của Ngân hàng. Năng lực của đội ngũ nhân viên cũng như của các nhà quản lý Ngân hàng trong việc phát triển hoạt động huy động vốn là một thước đo quan trọng về sự chấp nhận của công chúng đối với Ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó là nguồn gốc sâu sa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng.

    Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các Tổ chức tín dụng khác trên thị trường, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) nhận thấy cần phải tăng cường hoạt động huy động vốn để có thể đáp ứng nhu cầu vốn đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và của xã hội nói chung. Do đó, hoạt động huy động vốn đã được chú trọng ngay từ khi thành lập đến nay. Sau 16 năm phát triển, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã đạt được những kết quả nhất định.

    Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn tại Sacombank nói riêng và tại các ngân hàng cổ phần nói chung còn gặp nhiều hạn chế do sự phân biệt của người dân giữa ngân hàng quốc doanh với ngân hàng cổ phần và do chính bản thân ngân hàng. Do đó, vấn đề đặt ra đối với Sacombank là phải khắc phục những hạn chế đó để tăng cường hoạt động huy động vốn nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của ngân hàng.

    Để góp phần giải quyết vấn đề này, trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trong thời gian công tác tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tôi đã chọn đề tài “Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín”

    II – Mục đích nghiên cứu của luận văn

    Thông qua việc nghiên cứu nội dung các hình thức và thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thời gian qua nhằm tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động huy động vốn từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Sacombank trong thời gian tới.

    III – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Luận văn nghiên cứu các phương thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu thực trạng và khả năng huy động vốn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007

    IV – Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp các phương pháp tổng hợp, tư duy lôgic kinh tế nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.

    V – Bố cục luận văn

    Ngoài lời nói đầu và phần kết luận văn gồm 3 chương:

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của ngân hàng thương mại

    Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Sacombank

    Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín



    VI- Các công trình nghiên cứu trước đây

    Đã có nhiều đề tài nghiên cứu để phát triển, tăng cường và mở rộng vốn tại các ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu các hình thức huy động vốn cũng như các giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn thương tín. Chính vì vậy mà luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu các hình thức cũng như các phương thức huy động vốn tại Sacombank và từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động vốn tại Ngân hàng này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...