Chuyên Đề Tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng và khả năng hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và giải cứu nền kinh tế. Hy Lạp đã chìm ngập trong khủng hoảng nợ, kéo theo nhiều nước trong khu vực đồng tiền chung Euro cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Mức độ nợ của Việt Nam nếu tính trên GDP thì đang được đánh giá là vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên tấm gương khủng hoảng nợ của Argentina vẫn còn rất rõ ràng, mặc dù tỷ lệ nợ/GDP của Argentina còn thấp hơn so với ngưỡng an toàn nhưng do quản lý và sử dụng kém hiệu quả nên vẫn rơi vào khủng hoảng nợ.
    Vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phải thực hiện quyết liệt việc nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài để tránh nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Chính vì thế nhóm 8 đã tìm hiểu đề tài: “Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ”.
    Nội dung chính bao gồm 3 phần:
    ã Phần 1: Tổng quan về nợ nước ngoài
    ã Phần 2: Thực trạng quản lý và sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam
    ã Phần 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam.
    Mặc dù nhóm đã rất cố gắng tìm hiểu để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, song vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để có thể hoàn thiện thêm đề tài này.
    Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy!

    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI
    1.1 Khái niệm về nợ nước ngoài
    Theo khái niệm thông thường: nợ nước ngoài là tổng số tiền mà 1quốc gia có trách nhiệm và bị ràng buộc phải thanh toán cho các chủ thể có quyền sở hữu chính thức đối với khoản tiền đó.
    Đối với Việt Nam, Nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn, trung han hoặc dài hạn (có hoặc ko phải trả lãi) do Nhà nước VN, Chính phủ VN, hoặc DN là pháp nhân VN, kể cả DN có vốn ĐTNN vay của tổ chức quốc tế, của CP, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (bên cho vay nước ngoài).
    Theo Khoản 8 Điều 2 Quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”.
    Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước trực tiếp vay nước ngoài.
    Nợ nước ngoài của Chính phủ: là số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ.
    Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân: là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân.
    Nghĩa vụ nợ dự phòng: là các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, hiện tại chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra một trong các điều kiện đã được xác định trước (ví dụ: khi người được bảo lãnh không trả được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ, bị phá sản ).
    Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình).
    Trong cuốn Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng do nhóm công tác liên ngành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khái niệm nợ nước ngoài được hiểu như sau: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tương cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú”. Theo khái niệm này, khái niệm nợ nước ngoài không tách rời khái niệm đối tượng cư trú.
    Như vậy xét về bản chất không có sự khác biệt đáng kể trong định nghĩa nợ nước ngoài của quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên định nghĩa về nợ nước ngoài của quốc tế rõ ràng hơn.
    1.2 Phân loại nợ nước ngoài
    Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc công tác theo dõi, đánh giá và quản lý nợ có hiệu quả.
    ã Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh, nợ tư nhân.
    - Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh
    Nợ công được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm nợ của khu vực công cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh.
    Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó.
    - Nợ tư nhân
    Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng. Về bản chất đây là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả.
    ã Phân loại theo thời hạn vay: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
    - Nợ ngắn hạn
    Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống. Vì thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn. Tuy nhiên nếu nợ ngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng. Đặc biệt khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ có xu hướng tăng phải hết sức thận trọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia.
    - Nợ dài hạn
    Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc đã gia hạn kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toán cuối cùng. Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiều hơn do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia.
    ã Phân loại theo loại hình vay: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại
    - Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
    Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chínhphủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không phát triển chính thức đôi khi kèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng lên đáng kể.
    - Vay thương mại: Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy, vay thương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc vay thương mại của Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác.
    ã Phân loại nợ theo chủ thể cho vay:
    Nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB),Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ. Trong khi đó, nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chức OECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
    1.3 Vai trò của nợ nước ngoài
    1.3.1 Đối với kinh tế - xã hội trong nước
    ã Tác động tích cực
    - Vay nợ nước ngoài tạo ra nguồn vốn bổ sung cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa và thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo thì việc vay nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu đó.
    - Góp phần hỗ trợ các nước vay nợ tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nước ngoài. Do trình độ phát triển kinh tế- xã hội và gióa dục khoa học ở các nước đang phát triển rất thấp cho nên các nước này ít có khả năng phát triển công nghệ mới. Trong điều kiện đó, các nguồn công nghệ hiện đại được đưa vào thông qua nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò quan trọng: IDC Việt Nam đã dẫn số liệu thống kê trong một nghiên cứu mới nhất của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), mang tựa đề "Dự báo và phân tích xu hướng công nghệ thông tin, viễn thông Myanmar năm 2012 - 2016: Tổng quan về cơ hội công nghệ thông tin, viễn thông sắp tới". Dự báo tổng giá trị trường công nghệ thông tin sẽ đạt 268,45 triệu đô la Mỹ vào năm 2016, tương ứng tỷ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm (CAGR) là 14% trong giai đoạn 2011-2016.
    - Việc vay nợ nước ngoài làm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở các nước phát triển. Phần lớn các nguồn vốn vay nợ nước ngoài được đầu tư để xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế của các nước đi vay, tăng cường năng lực quản lý, do đó góp phần làm tăng mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư của các nước con nợ. Đối với các nước đang phát triển, do tỉ lệ tích lũy trong nước thấp cho nên nguồn vốn sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản, hoàn thiện khung pháp lý chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.
    - Việc vay nợ nước ngoài còn là yếu tố góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Việc vay nợ thường được tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành công nghệ cao, các ngành cần vốn đầu tư lớn, hình thành nền tảng cho việc phát triển những ngành mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Việc vay vốn nước ngoài còn giúp vào việc bù đắp sự thâm hụt trong cán cân này nhằm bảo đảm cân bằng đối ngoại của các quốc gia.
    - Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp
    ã Những hạn chế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...