Thạc Sĩ Tăng cường công tác thanh tra thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là một công cụ kiểm tra kiểm soát nhằm bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện dân chủ xã hội.

    Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, với một cơ chế chính sách quản lý tài chính chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng cho yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước thì hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát đang diễn ra một cách công khai, trầm trọng, gây nên những thiệt rất lớn cho đất nước. Ngân sách nhà nước chúng ta có được từ nguồn thu trong nước và từ nguồn thu do được tài trợ hoặc đi vay ở nước ngoài. Do vậy, nếu như tệ nạn tham ô, tham nhũng lãng phí, thất thoát không bị đẩy lùi, thì ngân sách của nhà nước bỏ ra không những không tạo hiệu quả kinh tế để phát triển đất nước mà còn tạo ra một sự bất tín nhiệm từ các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời làm giảm những nguồn tài trợ của nước phát triển dành cho Việt Nam, tạo gánh nặng trả nợ cho thế hệ mai sau.
    Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng, tại phần phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới có nêu: “ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Ðảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các cấp ủy và tổ chức Đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở, trong Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội; có hệ thống giải pháp đồng bộ, cụ thể và có hiệu lực về tuyên truyền, giáo dục về hành chính, về kinh tế, tài chính và pháp luật, về thanh tra, kiểm tra và giám sát, về chế độ chính sách đãi ngộ và kỷ luật Ðảng .”

    Diễn văn bế mạc đại hội X của Đảng có đoạn: “ .Chúng ta đặc biệt coi trọng các biện pháp có hiệu quả nhằm phát huy cao nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa; xây dựng sự vững mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh đồng bộ cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn này làm lành mạnh tổ chức và bộ máy của chúng ta. Chúng ta nhất quyết tạo nên một sự chuyển biến rõ rệt và đạt tới chất lượng cao hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta luôn xứng đáng là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân .”.

    Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 2006-2010 được trình bày tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Đồng Nai lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006-2010, một trong những giải pháp để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010 là: “ .Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính bằng các biện pháp kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều công khai minh bạch .”

    Như vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem như đây làm nhiệm vụ để bảo vệ sự sống còn của Đảng, của Nhà nước và của cả dân dân tộc. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được rằng ngành thanh tra đóng góp một phần không thể thiếu được trong việc thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội.
    Ngành thanh tra được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như là một công cụ quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, những vấn đề mà trong thời gian qua gây bức xúc, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
    Nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của của mình trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát mà Đảng và Nhà nước đang quyết tâm thực hiện, cũng như để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã đưa ra, tác giả chọn đề tài: “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH ĐỒNG NAI” để làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như:

    - Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về công tác thanh tra ngân sách nhà nước. Nêu lên các cơ quan có chức năng thanh tra ngân sách nhà nước, mục tiêu, nội dung và yêu cầu của công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước.
    - Phân tích thực trạng về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Đồng Nai trong những năm qua. Trong đó nêu lên kết quả thanh tra đã đạt được, những hạn chế, tồn tại về công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước.
    - Phân tích những yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm kiến nghị nhà nước tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách, làm cho công tác thanh tra có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác thanh tra hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước của các cơ quan có chức năng thanh tra đối với những đơn vị thực hiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Từ đó đi sâu nghiên cứu những sai phạm, gian lận chủ yếu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong thời gian vừa qua, từ đó chỉ ra các hạn chế trong công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước cần khắc phục kịp thời.

    Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong thực tiễn công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Số liệu thống kê, tài liệu nghiên cứu, chủ yếu tham khảo từ những cơ quan quản lý nhà nước ở Đồng Nai trong thời gian từ năm 2003-2005 và một số sách báo, tài liệu khác.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Nhằm đạt được mục tiêu của luận văn như đã trình bày, tuỳ vào đối tượng, nội dung nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh và phân tích.

    5. Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:


    Chương I: Tổng quan về công tác thanh tra
    Chương II: Thực trạng công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai.
    Chương III: Giải pháp tăng cường công tác thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Đồng Nai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...