Luận Văn Tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho y tế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho y tế


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới là chiến lược phát triển con người. Trong đó, sức khoẻ- sức lao động con người đã và đang là tài sản quý giá nhất, là một nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đặc biệt đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề sức khoẻ cũng như sự nghiệp y tế có một vai trò hết sức quan trọng.
    Công quộc đổi mới hơn 15 năm qua đã đem lại cho chúng ta rất nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội nói chung và trong lĩnh vực y tế-CSSK nói riêng. Song lĩnh vực y tế nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều tồn tại cả về mặt hiệu quả cũng như tính công bằng trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCH ở nước ta hiện nay Ngân sách Nhà nước là nguồn vốn chủ đạo đầu tư cho lĩnh vực y tế, do đó công tác quản chi NSNN cho y tế rõ ràng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng hoạt động của ngành y tế.
    Với sự quan tâm đến lĩnh vực Ngân sách nói chung và Ngân sách cho y tế nói riêng, trong thời gian thực tập tại Vụ Tài chính – Tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho y tế” để nghiên cứu trong Chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Em hy vọng trong một chừng mực nào đó đưa ra được một số ý kiến thích hợp trong việc tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực y tế.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề gồm ba chương:
    Chương 1: Tổng quan về quản lý chi NSNN cho y tế
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho y tế ở nước ta
    Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho y tế

    Chương 1:TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ

    1.1. Y tế và vai trò của y tế đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
    1.1.1 Lĩnh vực y tế
    1.1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của y tế
    Loài người từ khi xuất hiện trên trái đất đã phải đối mặt với môi trường sống khắc nghiệt để sinh tồn. Quy luật tiến hoá tự nhiên không loại trừ loài ngưòi. Những ai không đủ “sức đề kháng” trước tự nhiên đều bị loại bỏ. Bệnh tật- sự khởi nguồn của cái chết- được loài người chấp nhận ở giai đoạn này.
    Khác với những động vật cùng chung sống trên trái đất, duy nhất loài người có một khả năng đặc biệt, đó là sự nhận thức thế giới khách quan. Sự khác biệt này đã đưa loài người trở thành ” động vật bậc cao”. Nhờ khả năng này mà loài người đã đúc kết được những kinh nghiệm, tìm ra những quy luật tự nhiên, tìm ra cách thức cải tạo tự nhiên phục vụ cuộc sống. Trong các quy luật mà loài ngươì đã tìm ra , có quy luật về cái chết. Bản năng sinh tồn thôi thúc loài người tìm ra cách chữa trị bênh tật. Y tế- một danh từ thường nhắc đến trong xã hội hiện nay- chứa đựng các công việc trên.
    Cho đến nay, loài người đã biết đến 5 hình thái kinh tế - xã hội.Vai trò của sự phát triển của y tế ở mỗi hình thái xã hội là khác nhau, ở đây, chúng ta sẽ xem xét một cách khái quát.
    Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, của cải xã hội có từ đóng góp của các thành viên trong cộng đồng, và sau đó được chia đều. Việc gia nhập ( hay rút lui) của các thành viên khỏi cộng đồng không ảnh hưởng đến của cải xã hội, không ảnh hưởng đến thu nhập của người khác. Số lượng người gia nhập hay rút lui khỏi cộng đồng chủ yếu là do số lượng người sinh ra hay chết đi tại cộng đồng đó. Do vậy y tế không được quan tâm.
    Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, của cải đựơc tạo ra bởi sức lao động của các nô lệ và đem cống nộp cho chủ nô. Tầng lớp chủ nô bóc lột một cách tàn bạo sức lao động của nô lệ. Nhiều nô lệ bị chết vì làm việc quá sức, hoặc do bị quản nô đánh đập. Trong điều kiện như thế, những người nô lệ phải tự bảo vệ sức khoẻ của mình.
    Xã hội phong kiến ra đời với “chiêu bài” bảo vệ người nô lệ. Do đó, y tế có điều kiện phát triển . Biểu hiện sự phát triển rộng khắp của y học cổ truyền. Nhưng do bản chất giai cấp đã tạo hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn, nên lợi ích từ dịch vụ y tế cho người lao động quá nhỏ. Các dịch vụ y tế chủ yếu phục vụ tầng lớp quý tộc phong kiến.
    Chủ nghĩa tư bản với chủ trương “ công bằng dân chủ” đã lôi kéo được đại đa số nhân dân lao động. Phương thức sản xuất dựa trên nền tảng khoa học kĩ thuật đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới y tế . Biểu hiện là sự phát triển như vũ bão của y học phương tây. Song, với bản chất bóc lột sức lao động thì sức khoẻ cho người lao động cũng không được chủ tư bản coi trọng
    Người lao động không được chủ tư bản trả công đúng giá trị của cải họ đã làm ra. Do vậy thu nhập của chủ tư bản trả chỉ đủ bù đắp lại sức lao động cần thiết của người lao động. Các dịch vụ y tế với chi phí cao không tới được với người lao động.
    CNXH xây dựng theo học thuyết của C. Mác đã khắc phục những bất công của chủ nghiã tư bản. Giá trị sức lao động đựơc nhìn nhận một cách trung thực và được tôn trọng. Việc CSSK được thực hiện với đại đa số người lao động. Bởi vì mục tiêu của CNXH là: cải thiện sức lao động của mỗi cá nhân, qua đó tăng mức đóng góp của mỗi cá nhân cho xã hội .
    Chúng ta sẽ dừng lại ở hình thái kinh tế xã hội XHCN ( hình thái xã hội mà chúng ta lựa chọn và quyết tâm xây dựng ), và y tế cũng là y tế của Chủ nghĩa xã hội

    1.1.1.2 Các hoạt động y tế chủ yếu trong nền kinh tế
    .
    KẾT LUẬN
    Con người có vai trò quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhưng con người muốn có trí tuệ trước hết phải có sức khoẻ. Sức khoẻ là “vốn quý nhất” , là nhân tố ảnh hưởng đến mọi hoạt động của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
    Ở nước ta bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ của mọi ngành, mọi cấp và là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước. Mặc dù trong những năm qua nguồn vốn cung cấp cho y tế có đa dạng và phong phú hơn nhưng có thể khẳng định nguồn vốn từ NSNN vẫn là chủ yếu và không thể thay thế được. Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, NSNN phải chi tiêu nhiều lĩnh vực khác nên số kinh phí cấp cho y tế phải được quản lý và sử dụng hiệu quả đồng thời đảm bảo tính công bằng. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
    Công tác quản lý chi Ngân sách cho y tế trong những năm qua đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số tồn tại. Do đó trong đề tài này, đứng trên giác độ quản lý chung, em xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại đó.
    Nhưng chắc chắn là với trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế, việc nhìn nhận một vấn đề lớn không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, cán bộ trong ngành và các bạn để bài viết của em được tốt hơn.
     
Đang tải...