Luận Văn Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được ưu tiên sử dụng ở các ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất trong xã hội. Chủ trương chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hình thức doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức này, đồng thời tăng cường ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các cơ quan NC&PT, trường đại học vào sản xuất và đời sống cũng như việc hình thành mói các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã và đang là chủ đề tranh luận của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp, đặc biệt vấn đề này đã được đề cập trong đề án “đổi mới cơ chế quản lý KH&CN” do Chính phủ ban hành Quyết định 171/2004/QĐ – TTg ngày 28/9/2004, Nghị định số 115/2005/NĐ – CP “quy định cơ chế tự chủ, tự chịu tránh nhiệm của tổ chức KH&CN công lập” do Chính phủ ban hành ngày 05/09/2005.
    Trong những năm qua, nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN của nước ta không ngừng được cải thiện, Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn nguồn lực tài chính cho KH&CN, không chỉ là nguồn NSNN mà còn có một phần không nhỏ nguồn ngoài NSNN. Chính điều này đã giúp Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV - một doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần vào quá trình phát triển đất nước.
    Mặc dù chi NSNN cho KH&CN đã tăng qua các năm nhưng vẫn chưa theo kịp và đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết. Nguồn NSNN chưa thực sự trở thành đòn bẩy khuyến khích phát triển tối ưu Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.Nguyên nhân của tình trạng trên là do cơ chế quản lý của Viện chưa thực sự phát huy được vai trò công tác huy động tài chính chưa thực sự được quan tâm và hỗ trợ tốt, chưa khai thác hết khả năng các nguồn lưc tài chính. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn đó đề tài:

    “Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV” được em lựa chọn và nghiên cứu.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề án
    - Tìm hiểu các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp KH&CN hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực tài chính của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV trong thời gian qua và đưa ra vấn đề tồn tại cần phải tiếp tục hoàn thiên
    - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.
    - Thời gian nghiên cứu: Từ 2006 đến nay.

    4.Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu: biện chứng, lịch sử, tổng hợp, và phân tích thống kê, kế thứa có cân nhắc, logic và quy nạp.

    5. Kết cấu của đề án

    - Nội dung đề án bao gồm 3 chương:
    Chương I: Sự cần thiết phải tăng cường huy động các nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ hiện nay.
    Chương II: Thực trạng tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.
    Chương III:Các giải pháp tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV



    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 7
    CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KH&CN HIỆN NAY 10
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP KH&CN. 10
    1. Doanh nghiệp KH&CN 10
    1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp KH&CN 10
    1.2.Khái niệm về doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở
    Việt Nam. 17
    2. Vai trò của doanh nghiệp KH&CN 20
    2.1. Kênh chuyển giao công nghệ 20
    2.2. Tạo việc làm mới. 26
    2.3. Tăng trưởng và đổi mới. 27
    II. SỰ CẤN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KH&CN. 28
    1. Nhu cầu tài chính đặc biệt cho doanh nghiệp KH&CN 28
    2. Các nguồn tài chính cho doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam
    hiện nay. 30
    2.1. Nguồn tài chính từ nguồn quỹ của Chính Phủ. 30
    2.2. Các nguồn tài chính ngoài ngân quỹ của Chính Phủ. 32
    III. KINH NGHIỆM QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN - TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC 38
    1. Sự phát triển doanh nghiệp KH&CN của Trung Quốc 38
    2. Các thể chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp KH&CN ở Trung Quốc. 39
    3. Vai trò của vốn mạo hiểm đối với doanh nghiệp KH&CN ở Trung Quốc 41
    4. Quỹ đổi mới cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở
    Trung Quốc 43
    5. Nhận xét qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài 44
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - TKV 46
    I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHIỆP - VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP MỎ - TKV 46
    1.Qúa trình hình thành và phát triển của Viện KHCN Mỏ - TKV. 46
    2. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Viện. 47
    3. Tổ chức và hoạt động của Viện KHCN Mỏ - TKV. 49
    2.1. Tình hình cơ cấu tổ chức và nhân sự của Viện KHCN
    Mỏ - TKV. 49
    2.2. Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Viện KHCN Mỏ. 53
    II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH TỪ NGÂN QUỸ CHÍNH PHỦ CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP MỎ - TKV. 54
    1. Các chương trình hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ 54
    2. Nguồn ngân quỹ trực tiếp từ Chính phủ 58
    3. Nhận xét về nguồn tài chính từ hỗ trợ của Chính phủ đối với Viện KHCN Mỏ - TKV. 59
    III. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN QUỸ CHÍNH PHỦ CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. 60
    1. Nguồn vốn mạo hiểm ở Việt Nam thời gian qua - sự hình thành, phát triển và lĩnh vực đầu tư. 60
    1.1. Giai đoạn 1990 – 2002 60
    1.2. Từ năm 2002 đến nay. 63
    2. Tình hình về vốn mạo hiểm tại Viện KHCN Mỏ - TKV. 66
    3. Nguồn tài chính khác cho Viện KHCN Mỏ - TKV. 67
    IV. NHỮNG KẾT QUẢ, NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ CỦA
    VIỆN KHCN MỎ - TKV TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
    TÀI CHÍNH 70
    1. Những kết quả đạt được của Viện KHCN Mỏ 70
    2. Hạn chế. 73
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG
    HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN
    MỎ - TKV. 75
    I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY VÀ MỤC TIÊU HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC
    CÔNG NGHỆ - TKV 75
    1.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. 75
    2. Tình hình nguồn ngân sách nhà nước hiện nay. 78
    3.Quan điểm phát triển của Viện. 78
    II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. 79
    1. Các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính cho Viện KHCN
    Mỏ - TKV. 79
    1.1. Các giải pháp từ phía Chính phủ, cấp Bộ ngành có liên quan. 79
    1.2. Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV. 85
    2. Các giải pháp tăng cường quản lý tài chính trong Viện KHCN Mỏ - TKV. 89
    2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện. 89
    2.2. Nâng cao cơ chế quản lý tài chính của Viện 90
    KẾT LUẬN 92
    DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...