Chuyên Đề Tản văn về văn hoá và văn hoá kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu wto

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TS - Nguyễn Đại Lai
    Không nghi ngờ gì về ý nghĩa thực tiễn và tính cần thiết của việc xây dựng văn hoá mang tính cách riêng của từng Ngân hàng thương mại Việt nam thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và hội nhập. Văn hoá doanh nghiệp trong từng NHTM VN sẽ làm cho cả khách hàng và chủ hàng rõ hơn đó là Ngân hàng nào, văn hoá của NH đó ở đẳng cấp nào, nghĩa vụ của từng thành viên thuộc từng NHTM đang và sẽ phải làm gì để phát huy và tiếp tục nâng cao tầm văn hoá của Ngân hàng mình trong hoạt động cũng như trong con mắt của cuộc sống? . Hàng loạt câu hỏi, cách nói từ thực tiễn ấy, đủ đoán rằng văn hoá nói chung, văn hoá kinh doanh của từng NH nói riêng là cái để phân biệt đẳng cấp cao hay thấp, sang hay hèn khác nhau của đối tượng. Vậy văn hoá là gì?, Văn hoá kinh doanh của NHTM là gì? Không phải đơn giản và cũng không phải quá kỳ bí!
    Người ta đã thống kê có đến hàng 100 định nghĩa về văn hoá. Tuy nhiên, qua nghiên cứu từ thực tiễn và cảm nhận từ cuộc sống, tôi cũng xin đưa ra một cách tiếp cận đơn giản nhất về văn hoá mà theo tôi, Văn Hoá là cái dôi ra có lợi so với cái căn bản và tôi cũng đồng tình một phần với một cách tiếp cận khác cho rằng: Văn Hoá là cái còn đọng lại hoặc thăng hoa lên từ cốt vật chất hoặc cốt sự vật, hiện tượng sau tất cả những cái mà người ta đã quên – Vâng, “thăng hoa” thì đúng, nhưng “đọng lại” thì chỉ đúng một phần. Bởi lẽ như “các cụ” ta thường dạy rất đúng rằng: “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”, hình như “đòn đau” mới là cái nhớ dai hơn, nhưng Văn Hoá thì chẳng đánh ai cả mà sao ai cũng đã và sẽ thấy nhớ lâu làm vậy – Cũng là “đọng” nhưng là đọng cái hay, cái nhân văn hay tựu chung là cái “có lợi” được dôi ra hay được thăng hoa từ sự vật, hiện tượng cụ thể. Trong kinh doanh, cái dôi ra do các hành vi chộp giật, chèn ép, nội gián hay quảng cáo sai sự thật v.v. không phải là văn hoá. Như thế, văn hoá vừa rất trừu tượng, vừa rất cụ thể. Trừu tượng vì người ta không sờ mó, ngắm nghía, cân đo được văn hoá .; Cụ thể vì nói đến văn hoá là phải nói đến văn hoá gì, nó dôi ra từ cái gì, thăng hoa lên từ nguồn cội vật chất hay tinh thần nào. Văn hoá cũng có nhiều tầng nấc và qui mô vật chất mà từ đó văn hoá kết tinh để thăng hoa. Người ta có thể nói: “nền văn hoá dân tộc”, nhưng không thể nói: “nền văn hoá NHTM” cũng như có thể nói: “nền kinh tế thị trường” chứ không thể nói: “nền kinh tế thị trường chứng khoán”! – Văn hoá do đó là một phạm trù vì nó phản ánh được bản chất của nhiều lớp sự vật, hiện tuợng. Vì vậy, muốn nghiên cứu phạm trù văn hoá thì cách tốt nhất là nên bắt chước K.Mác về phương pháp trừu tượng hoá, cụ thể hoá để đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái “căn bản” đến cái “dôi ra có lợi”. Nhờ vậy, chúng ta có thể biểu đạt văn hoá một cách đơn giản theo định nghĩa mà định nghĩa được nêu trên đây chỉ là một cách tiếp cận. Ví dụ trong đoạn văn của tôi sau đây :”Làng tôi – với chưa đầy 250 nóc nhà tưởng như hiền hoà và “êm đềm” dưới luỹ tre xanh mà thời chống Mỹ 1965-1975 đã cống hiến cho tổ quốc 270 thanh niên tuấn tú tham gia quân đội trên mọi nẻo chiến trường. Trong đó, sau ngày giải phóng miền nam đã có 72 người không bao giờ trở về. Họ đã hy sinh cho tổ quốc và mãi mãi ở tuổi hai mươi; 94 người để lại một phần xương máu trên các chiến trường ác liệt và trở về với thân hình không trọn vẹn. Họ cùng với những người lính còn lành lặn đến ngày chiến thắng hiện đang tiếp tục cống hiến trên khắp các mặt trận xây dựng tổ quốc thời bình .”. Đó là lịch sử, không phải là văn hoá. Tuy nhiên, nói đoạn: “ .những con người này đã được ghi sổ vàng truyền thống quê tôi, họ được nhắc đến như những anh hùng làm “giáo cụ trực quan” sống động trong bài giảng của các môn đạo đức, văn học, lịch sử ở trường làng kể từ sau ngày non sông được thu về một mối; Tại chính giữa sân đình làng, một đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ với 2 tầng, 8 mái cong vút, 6 trụ cột đứng thành hình lục lăng đỡ mái ngói hình ống đúc bằng gốm màu nâu sẫm bảo vệ tấm bia đá thiên nhiên cỡ 1,7x2,5 mét tạc tên và phủ nhũ vàng danh sách các liệt sỹ quê hương, dọc theo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...