Tiểu Luận Tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư, đô thị, v.v
    Đã từ lâu, ở các nước phát triển, nhà nước và cộng đồng đã có những biện pháp xử lý rác thải, phế thải đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội: xây dựng hệ thống cống ngầm thoát nước, quy định những nơi chôn rác sinh hoạt, bãi rác phế thải cách xa khu dân cư, những quy chế, phương pháp thu gom, phân loại rác tại nơi công cộng và đến tận người dân. Chính vì vậy, những khu dân cư tập trung và cả đến tận các thôn xóm vùng nông thôn của các nước này đều có một cảnh quan đô thị, làng xã sạch, đẹp, văn minh, con người khỏe mạnh, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt là về vấn đề vứt rác, thu gom rác.
    Từ những kết quả thu gom phế liệu, rác thải, con người nhận thấy họ có thể tái chế các nguyên liệu phế thải (kim loại, nhựa, gỗ, giấy v.v ) thành các sản phẩm tiêu dùng mới (tái sản xuất) vừa tiết kiệm bãi rác, vừa tăng được sản phẩm xã hội. Riêng đối với rác sinh hoạt thì vẫn phải chôn vì đó là chất thải hỗn hợp vô cơ, hữu cơ của mỗi gia đình. Chỉ đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các thành phố lớn của các nước phát triển tìm ra biện pháp xử lý nguồn rác thải này bằng cách thu gom đồng thời với phân loại rác tại nơi chế biến, nơi công cộng và ngay tại gia đình thì rác thải sinh hoạt mới thực sự tham gia vào "nền kinh tế rác thải" của mỗi quốc gia. Từ cách thức thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt này, người ta đã tận dụng được các phế thải, rác thải khác nhau để tái chế ra sản phẩm mới, đặc biệt đã chế biến những rác thải hữu cơ thành các loại phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp. Có thể nói "nền kinh tế rác thải" bao gồm từ thu gom, phân loại và xử lý, tái chế hoặc chế biến các nguyên/vật liệu rác thành các sản phẩm sử dụng lại được cho đời sống và sản xuất của con người thực sự đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội cho các quốc gia trên toàn cầu: môi trường sống không bị ô nhiễm, giảm diện tích chôn/chứa rác, đem lại nguồn lợi kinh tế, thu nhập cho lao động xử lý rác. Việc tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ có ý nghĩa đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng, đây là nguồn phân hữu cơ an toàn bổ sung vào đất góp phần vào chương trình phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn đang là những mục tiêu phấn đấu ở nước ta.
    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1. Rác thải hữu cơ sinh hoạt
    Như chúng ta đã biết, trong hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người, dù ở bất kỳ đâu: tại nhà, tại công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng, v.v họ đều phải thải một lượng rác sinh hoạt đáng kể, trong đó rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn và dễ gây ô nhiễm trở lại cho cuộc sống nhất. Việc thu gom và xử lý rác sinh hoạt hỗn hợp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn cho các công ty quản lý môi trường đô thị cũng là do sự có mặt đáng kể của rác thải hữu cơ này.
    1.1. Rác thải hữu cơ sinh hoạt là gì?
    - Nói một cách khái quát, dễ hiểu thì đó là các chất rác từ nguyên liệu thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ và hoa quả, bánh kẹo, hoa lá trang trí trong nhà đã bị héo mà con người không dùng được nữa, vứt bỏ vào môi trường sống.
    - Theo định nghĩa khoa học thì đó là những thành phần tàn tích hữu cơ của các chất hữu cơ phục vụ sinh hoạt sống của con người. Chúng không được con người sử dụng nữa và vứt thải trở lại môi trường sống, gọi là rác thải hữu cơ sinh hoạt.
    Như vậy, định nghĩa về rác thải hữu cơ sinh hoạt phải thỏa mãn bản chất của vật liệu này:
    + Là các loại rác thải có thành phần hữu cơ.
    + Là các loại rác thải từ sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.
    Trong hoạt động sản xuất của con người, có 2 lĩnh vực sản xuất cũng tạo ra hay sản sinh ra nhiều loại phế/rác thải hữu cơ như sản xuất nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ xin giới hạn đề cập đến vấn đề thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải sinh hoạt hữu cơ.
    1.2. Đặc điểm của rác thải sinh hoạt hữu cơ
    Từ định nghĩa về rác thải sinh hoạt hữu cơ ở trên, chúng tôi xin nêu lên một số đặc điểm quan trọng của loại rác thải này, nhằm giúp cho những chương trình, đề án môi trường quan tâm đến vấn đề này có những biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo và tổ chức thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ hiệu quả hơn.
    - Rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chiếm một khối lượng và tỷ lệ rác thải rất lớn so với các loại rác thải vô cơ khác.
    + Để nấu các thức ăn, các gia đình, các bếp nấu nhà hàng, khách sạn phải vứt bỏ các loại lá, vỏ, hạt của các loại rau, quả, củ; các phế thải thịt, cá trứng
    + Khi ăn xong thì bỏ đi thức ăn thừa, vỏ hoa quả, lá gói bánh, xương xẩu Thức ăn thừa thường lẫn cả cái lẫn nước và nhiều khi được vứt, đổ chung vào thùng/túi chứa rác.
    + Ngoài sinh hoạt ăn uống, các gia đình, hoạt động cộng đồng, thương mại còn thải ra một lượng lớn rác hữu cơ sinh hoạt khác như: bã chè, hoa trang trí, thực phẩm, hoa quả thừa thối héo, bánh, kẹo v.v
    Nếu chúng ta thu gom, tận dụng được một khối lượng lớn rác thải hữu cơ này thì sẽ chế biến được một lượng phân hữu cơ lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc sử dụng cho vườn hoa cây cảnh của các đô thị.

    - Rác hữu cơ sinh hoạt là những vật liệu dễ phân hủy, thối rữa
    Đây là các chất hữu cơ bị thải loại từ các thành phần hữu cơ làm thực phẩm là chính và từ thực vật/động vật đã nấu chín hoặc đủ chín là nhiều nên chúng rất dễ bị phân hủy thối rữa thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác. Vì vậy, các loại rác thải hữu cơ này phải được thu gom và vận chuyển đi khỏi nơi sinh hoạt hàng ngày, nếu không chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường cho các gia đình và khu dân cư: gây mùi hôi thối, ruồi nhặng, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh v.v Mặt khác, nếu chúng ta tiến hành thu gom, tách riêng được loại rác thải này thì việc tiến hành ủ rác thành phân hữu cơ rất dễ dàng và nhanh chóng do chúng dễ phân hủy và tạo mùn mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...