Luận Văn Tầm quan trọng của nó trong quá trình xây dựng đất nước đi lên CNXH

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tầm quan trọng của nó trong quá trình xây dựng đất nước đi lên CNXH

    LỜI MỞ ĐẦU
    ------***-------

    Công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) từ trước đến nay luôn được coi là chủ trương lớn của Đảng, chính phủ nước ta.
    Được đặt ra từ những năm 1960, chịu ảnh hưởng của cuộc kháng chiến dân tộc bởi vậy, ban đầu việc thực hiện chủ trương này còn chưa được nhiều, bên cạnh đó còn có biểu hiện nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn.
    Khi hòa bình được lập lại, chủ trương công nghiệp hoá-hiện đại hoá tiếp tục được triển khai qua các văn kiện của đại hội: IV,V,VI,VII. Nó được coi là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), không những thực hiện nội dung chuyển lao động thủ công năng suất thấp thành lao động sử dụng máy móc có năng suất cao mà còn phải đi tắt đón đầu, ứng dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà nước, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội. Thành công của sự nghiệp này là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
    Vậy, Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì? Tầm quan trọng của nó trong quá trình xây dựng đất nước đi lên CNXH cần phải hiểu như thế nào cho đúng? Chúng ta cần phải làm gì để xây dựng thành công quá trình này?
    Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay.






    NỘI DUNG CHÍNH

    I.Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và những vấn đề cơ bản
    1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì?
    Lịch sử cho thấy tất cả các nước phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy diễn ra ở các thời điểm khác nhau với quy mô tốc độ khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau, nhưng đó là một tất yếu khách quan. Vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì?
    Đó là cụm từ xuất hiện khi có sự kết hợp của cả hai quá trình: công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong đó:
    - Công nghiệp hoá (CNH) là quá trình biến đổi một nước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nói cách khác đó chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân, là một bước tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho xã hội phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hình thành quan hệ sản xuất xã hội. ( Cuộc cách mạng lần thứ nhất)
    - Hiện đại hoá (HĐH) là sự chuyển đổi nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp thông qua việc chuyển đổi trang thiết bị kỹ thuật, trình độ kỹ thuật ngày càng tiến bộ ngang bằng trình độ kĩ thuật mà thế giới đạt được (Cuộc cách mạng kĩ thuật lần 2).
    Trong thời đại ngày nay: Một nước làm công nghiệp muốn nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về khoa học-kĩ thuật-công nghệ thì cùng một lúc phải kết hợp thành tựu của hai cuộc cách mạng kĩ thuật nói trên.
    Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hoá - hiện đại hoá: đó là "quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động quản lý kinh tế-văn hoá-xã hội từ sử dụng sức lao động dựa trên công cụ thủ công là chủ yếu sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng kĩ thuật công nghệ và phát triển sản xuất tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghệ và sự tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội ".
    2.Vai trò và những mục tiêu, nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá
    a. Vai trò
    Từ thập niên 60 của thế kỷ XX Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
    Vậy, CNH-HĐH giữ vai trò gì?
    Thứ nhất, tạo ra những điều kiện vật chất kĩ thuật cần thiết về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực.
    Thứ hai, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt về chất làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, cùng một lúc giải quyết nhiều vấn đề sau:
    + Nâng cao khả năng tích luỹ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    + Tăng thu nhập quốc dân tính theo đầu người.
    + Tạo cơ sở vật chất kĩ thuật làm tiền đề củng cố liên minh công nông-tri thức từ đó góp phần củng cố tăng cường Nhà nước XHCN .
    Ba là, tạo tiền đề về vật chất để hình thành nền văn hoá mới.
    Bốn là, góp phần xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh, nâng cao sức cạnh tranh nông nghiệp và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện đưa Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    b. Mục tiêu, nhiệm vụ của công nghiệp hoá - hiện đại hoá
    Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của nước ta được Đảng cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII và tiếp tục được khẳng định tại đại hội Đảng lần IV là: " Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại ".
    Theo tinh thần của văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta phải ra sức phấn đấu để đến 2020 về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp tiên tiến với:
    + Lực lượng sản xuất tương đối hiện đại.
    + Quan hệ sản xuất XHCN đã hình thành mà ở đó kinh tế nông nghiệp đã giữ được vai trò thống trị.
    + Đời sống vật chất văn hoá, tinh thần được cải thiện nâng cao rõ rệt.
    + Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã xây dựng về căn bản
    Đến năm 2010 phải vượt ra khỏi nước nghèo bước vào nước đang phát triển. Kinh tế đã xây dựng được những nét cơ bản. Bộ xương cho nền công nghiệp hiện đại được hình thành. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 7.2% , công nghiệp chiếm 30-30% , nông nghiệp từ 16-17% trong GDP.
    Đến năm 2020 GDP/người là 5000-6000 $ và nước ta trở thành nước tiên tiến.
    3. Cơ sở vật chất kĩ thuật và tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá
    a. Cơ sở vật chất kĩ thuật
    Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập vững chắc trên cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu của xã hội.
    Lịch sử xã hội hình thành và tồn tại những mối liên hệ tất yếu nên phương thức sản xuất ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những yếu tố của cơ sở vật chất kĩ thuật của phương thức sản xuất trước đó, dựa trên cơ sở cải tạo và phát triển thành cơ sở vật chất kĩ thuật của bản thân mình.
    Phương thức sản xuất TBCN xuất hiện từ đầu thế kỷ XVI, nó trở thành phương thức sản xuất thống trị khi tạo ra được nền công nghiệp cơ khí thông qua cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá. Nhưng cũng chính sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí với sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao đã tạo ra tiền đề vật chất khách quan cho sự ra đời của phương thức sản xuất mới: Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH.Đó là nền đại công nghiệp cơ khí ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.

     
Đang tải...