Báo Cáo Tầm quan trọng của liên kết ngành, vùng trong ngành kinh tế du lịch, lữ hành

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Bống Hà, 6/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Tóm tắt nội dung

    Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Việt Nam là một nước có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước. Tất cả đều là các yếu tố thuận lợi cho Việt Nam để phát triền ngành kinh tế du lịch. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến chuyển, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế chính, mặc dù ngành nông nghiệp có kinh ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới song vẫn chưa mang lại thu nhập cao cho người dân, bên cạnh đó là ngành công nghiệp lại cần đến lượng vốn đầu tư khoa học kỹ thuật lớn, thời gian hòan vốn lâu thì ngành du lịch - một ngành kinh doanh dịch vụ, được coi như là một ngành công nghiệp không khói do lượng vốn cần đầu tư không quá nhiều và thời gian thu lợi nhuận nhanh, đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.
    Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP.
    Du lịch chính là chiếc cầu nối góp phần thúc đẩy nền kinh tế, là bộ mặt của một đất nước, kinh tế muốn phát triển thì phải đẩy mạnh du lịch phát triển và du lịch muốn phát triển mạnh thì các cấp lãnh đạo phải biết quan tâm và cân nhắc các chính sách phải triển sao cho phù hợp với tình hình kinh tế. Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải, khách sạn Muốn phát triển du lịch một cách bền vững ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy, có thể nói rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó mang tính liên ngành, liên vùng và phức tạp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...