Sách Tâm lý trẻ thơ (Tiếng Việt)

Thảo luận trong 'Sách Triết Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cuốn sách này đưa ra những giới thiệu cách nắm bắt tâm lý trẻ thơ để các bậc cha mẹ dễ dàng có cách dạy dỗ , nuôi nấng cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ sơ sinh cho đến lứa tuổi mẫu giáo.Giúp cho việc giáo dục, tạo dựng cho các em có một nhân cách toàn diện, một cuộc sống lành mạnh cả về tâm hồn lẫn thể chất Vấn đề nuôi dạy trẻ thơ đang là những mối quan tâm hàng đầu của cả nhân loại. Đó cũng là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà nước và nhân dân ta đặc biệt lo lắng.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
    Các nhà khoa học nước ta thuộc lĩnh vực này đã có nhiều nỗ lực giới thiệu hàng trăm công trình lớn nhỏ nhằm biến những ý tưởng trên thành hiện thực. Đặc biệt là trong phạm vi biến ý tưởng nhân bản trên thành những mục đích, những nguyên tắc cũng như những biện pháp cụ thể.
    Sau khi tác phẩm “S. Freud và Tâm phân học” của nhà nghiên cứu Phạm Minh Lăng biên soạn, phát hành đến tay bạn đọc, Nhà xuất bản cũng như tác giả nhận được khá nhiều ý kiến của bạn đọc xa gần, mong muốn được tiếp cận với những công trình nhằm cụ thể hoá những tư tưởng cơ bản của Tâm phân học vào những lĩnh vực khác nhau của đời sống thường nhật.
    Vì thế Nhà xuất bản xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm “Tâm lý trẻ thơ” (từ sơ sinh đến tuổi 15, 17 tức từ sơ sinh đến tuổi thiếu niên), một công trình nhằm cụ thể hóa những ý tưởng cơ bản của Freud và cũng là của Tâm phân học.
    Nói đến trẻ thơ từ trước đến nay nhiều người thường chỉ quan tâm đến lứa tuổi nhi đồng và thiếu nhi. Gần đây giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến đời sống tâm lý của các em ở tuổi mẫu giáo. Việc quan tâm đến lứa tuổi trên là cần thiết, rất đáng hoan nghênh. Công trình này không chỉ đề cập đến những lứa tuổi nói trên mà còn quan tâm đặc biệt đến các trẻ sơ sinh, thậm chí khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Đây không chỉ là một quan điểm cơ bản của Tâm phân học, của Freud mà còn là một quan điểm cơ bản của ngành tâm lý học hiện đại trên thế giới.
    Tác phẩm này cũng còn quan tâm đến vai trò dự phòng, đến việc tạo dựng cho các em một nhân cách toàn diện, một cuộc sống “lành mạnh cả về tâm hồn và thể chất” mà các nhà tâm lý học hiện nay trên thế giới gọi là sức khoẻ về tâm lý.
    Lý thuyết tâm lý mà công trình này muốn chuyển tải đến bạn đọc là “lý thuyết về sự chín muồi” (la théorie de la maturation). Gọi là lý thuyết về sự chín muồi ở đây là nói đến sự chín muồi về những tố chất tâm sinh lý, về sự chín muồi của những ứng xử vốn có mang tính bẩm sinh nơi con trẻ. Đó là cơ sở tự nhiên để xã hội cũng như gia đình, mà trực tiếp là các bậc làm cha làm mẹ, quyết định các nuôi con cho thích hợp mới mục đích cũng như nguyên tắc đã lựa chọn.
    Nhà xuất bản cũng như tác giả mong rằng tác phẩm này là những lời khuyên, những gợi ý, một cách đặc vấn đề đối với xã hội, các nhà giáo dục cũng như đối với các bậc làm cha mẹ để cùng nhau suy nghĩ về một lĩnh vực vừa quan trọng lại vừa gai góc như Tâm lý trẻ thơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...