Tài liệu Tâm lý người Việt và văn hóa pháp lý với việc thực hiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tâm lý người Việt và văn hóa pháp lý với việc thực hiện pháp luật trong tiến


    trình hội nhập quốc tế




    Bất cứ một nền văn minh lớn nào cũng có những bộ luật lớn để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giúp cho xã hội đó phát triển, đồng thời cũng tạo ra niềm tự hào cho con người xây dựng nên những nền văn minh đó. Điều đó chứng tỏ rằng pháp luật vừa là công cụ để điều chỉnh xã hội văn minh, vừa là phẩm
    của xã hội văn minh.




    Cái hay cái tốt của pháp luật có lẽ không phải bàn cãi nhưng thái độ của con người trong việc sử dụng pháp luật và cách hình thành nên một nền văn hoá pháp lý thì lại cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ để tìm ra sự khác biệt giữa các nền văn minh ấy từ nhiều nguyên nhân như tập quán sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt, quá trình giao lưu, tiếp nhận hay hoà nhập các yếu tố ngoại lai đồng thời chỉ ra những nguyên nhân góp phần làm hình thành nên tâm lý của một dân tộc, một
    quốc gia. Tâm lý con người của một dân tộc, một quốc gia là một yếu tố cực kỳ quan trọng tham gia vào việc hình thành nên đời sống văn hóa pháp lý. Trải qua mấy nghìn năm tồn tại và phát triển, dân tộc Việt nam đã tạo cho mình những sắc thái văn hóa đặc sắc riêng biệt, trong đó có sắc thái của văn hoá pháp lý. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp. Nó cần được đánh giá ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ để tìm ra những cái hay, cái dở qua đó để xây dựng một nền văn hoá pháp lý phù hợp với điều kiện mới. Bài viết này muốn nói tới yếu tố tâm lý người Việt trong quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý của dân tộc Việt nam với những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật trong điều kiện hội nhập và phát triển.




    1. Tâm lý người Việt và văn hoá pháp lý ở Việt nam




    Nếu văn hoá pháp lý là những giá trị tốt đẹp mà pháp luật tạo ra từ quá trình đấu


    tranh sinh tồn và phát triển của con người và được chọn lọc qua thời gian thì ở

    Việt nam, văn hoá pháp lý gắn liền với với quá trình hình thành, phát triển và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống mang đặc sắc Việt nam. Trong quá trình hội nhập và phát triển, văn hoá nói chung và văn hoá pháp lý nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để chúng ta hoà nhập mà không bị hoà tan, vừa bảo tồn được các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá thế giới để hình thành một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII đã xác định: “Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương biên thành nguồn nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển” . Sự hình thành của các yếu tố văn hoá, trong đó có văn hoá pháp lý ra trong thời gian rất dài và phức tạp với cả những yếu tố khách quan và chủ quan.


    Dân tộc Việt nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng với đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp và canh tác lúa nước là chủ yếu. Để tồn tại và phát triển, người Việt cổ đã lựa chọn những yếu tố có lợi và tìm cách thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt và qua đó tạo ra sắc thái riêng trong các hoạt động sinh hoạt sản xuất, chiến đấu, tín ngưỡng hình thành nên truyền thống của người Việt. Kể cả sau này, trong sự nghiệp mở mang đất nước về phía nam, người Việt vẫn mang theo những yếu tố văn hoá truyền thống này.


    Truyền thống đó trước hết là truyền thống của tâm lý duy tình. Con người Việt nam sống quần cư với nhau trong các đơn vị làng xã với quan hệ “phi nội tắc ngoại” cho nên có mối liên hệ gắn bó khá mật thiết trên cơ sở của sự gần gũi về huyết thống. Quan hệ giữa các thành viên xảy ra trong một phạm vi hẹp và chủ yếu diễn ra trong các luỹ tre làng. Vì vậy mà thiết chế làng xã trở thành một thiết chế hết sức bền vững vừa che chở, vừa kiểm soát con người một cách hết sức chặt chẽ. Mọi hoạt động của con người gần như được đặt trong “tầm ngắm” của các thành viên trong cộng đồng, con người hết sức quan tâm lẫn nhau nhưng cũng rất

    dễ can thiệp vào đời tư của nhau. Nhưng thiết chế làng xã này tạo ra sự độc lập rất cao với các cộng đồng dân cư khác gần giống như công xã với một kết cấu hết sức bền vững mà khó có gì phá vỡ. Truyền thống đoàn kết cộng đồng đã giúp cho
    cộng đồng người Việt nam giữ gìn được bản sắc của mình, bảo vệ được mình trước sự xâm lược và nguy cơ bị đồng hoá bởi các thế lực ngoại bang, thậm chí với truyền thống này, người Việt đã lấy lại được nước sau cả ngàn năm Bắc thuộc
    vì họ giữ lại được làng Việt với truyền thống đặc biệt đó để không thể bị đồng hoá. Tuy nhiên việc tạo ra cố kết bền chặt đó lại tạo nên tính bảo thủ, trì trệ của con người vì những lý do :


    Thứ nhất, cố kết đó làm cho con người trở nên lệ thuộc vào cộng đồng, ít có sự độc lập- yếu tố quan trọng tạo nên bản lĩnh của con người và cả của một cộng đồng hay một dân tộc. Điều này làm cho con người trở nên thụ động trong các quan hệ, ít dám làm và cũng từ đó cũng không dám chịu trách nhiệm trước cộng đồng và người khác. Do vậy mà người ta lười suy nghĩ và cũng dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại, né tránh việc đối mặt với những cái mới, cái đòi hỏi từ chính nhu cầu của
    bản thân. Khi đó cá tính của con người, cái cá nhân chìm trong cái chung của cộng đồng làng xã. Khi cái đặc tính của làng xã càng đậm nét bao nhiêu thì cái cá nhân càng mờ nhạt bấy nhiêu. Cũng chính vì vậy mà ý thức về cộng đồng của con
    người thì rất cao (do tâm lý e ngại dè dặt, sợ dư luận nên luôn phải để ý xung quanh) nhưng ý thức về lợi ích cộng đồng lại rất thấp. Điều này có vẻ như mâu thuẫn nhưng lại là hai mặt đối lập của một thể thống nhất. Ví dụ như trong quan hệ một gia đình, một dòng tộc, con người ràng buộc nhau bằng gia quy, gia pháp vì sĩ diện với các dòng họ khác, với làng, với xã nên cá nhân trong gia đình hay dòng
    họ ấy phải tự khép kín, ai về phận nấy với bổn phận của con cái hay của một thành viên. Nhưng thực ra người ta không thực sự quan tâm đến cộng đồng mà làm như vậy cốt để yên thân và khỏi bị ai động đến. Đây là nguyên nhân dẫn đến tâm lý thờ ơ, lẩn tránh pháp luật. Rõ ràng, đối với văn hoá pháp lý thì đây là một yếu tố tiêu cực làm hạn chế sự chủ động của con người khi tham gia vào các hoạt động xã

    hội. Còn nếu có sự tham gia vào các hoạt động này thì do a dua mà theo nhau một cách tự phát thiếu ý thức. Khi đó người ta ít suy xét những hậu quả xấu có thể xảy ra như những hoạt động cưỡng chế cộng đồng kiểu “bè chuối trôi sông” đối với những người “trót dại” hoặc tham gia với thái độ tò mò, dò xét, hiếu kỳ mà không có sự xét đoán độc lập để có thể tách mình ra khỏi cộng đồng để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Điều này dễ tạo nên dư luận ngầm trong cộng đồng- một yếu tố quan trọng hình thành nên ý thức xã hội. Đây chính là lý do chủ yếu hình thành nên quan niệm trọng lệ hơn luật. Lệ chỉ là cái có tính chất cục bộ trong phạm vi hẹp, trong khi đó xã hội càng văn minh thì luật càng có ý nghĩa quan trọng.


    Thứ hai, người ta dễ chấp nhận tha thứ, bỏ qua cho nhau những lỗi lầm có thể gây ra sự thiệt hại cho cả cộng đồng, thậm chí cho bản thân. Sự gần gũi về thói quen, về dòng máu dễ nảy sinh tâm lý “dĩ hoà vi quý”. Con người ta vì sợ tai tiếng, sợ đụng chạm mà ngại đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực xảy ra với chính mình và với cộng đồng vì sợ cộng đồng lên án, sợ bị trả thù. Câu tục ngữ “một điều nhịn, chín điều lành” là một minh chứng cho điều này. Về tính tích cực, có thể nói đây là nhân tố giúp cho sự ổn định và yên bình của cộng đồng. Nhiều khi
    người ta chấp nhận một lời xin lỗi, coi trọng lời xin lỗi hơn là việc bồi thường thiệt hại. Hẳn nhiên điều này đã được các nhà lập pháp quan tâm để có quy định bắt buộc trong tố tụng dân sự là thủ tục hoà giải. Nhưng xét về tính tiêu cực, thực ra con người làm như vậy vì sợ và cũng ngại các thủ tục pháp lý rắc rối khi phải “đáo tụng đình” đặc biệt là tâm lý “được vạ thì má cũng sưng”. Mặt khác, người ta làm như thế cũng vì muốn bấu víu vào cộng đồng như một chỗ dựa chắc chắn với tâm lý “xấu chàng hổ ai?” nên không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Tâm lý
    này không chỉ xảy ra ở trong các cộng đồng dân cư mà còn xảy ra đối với cả các quan chức khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội kéo theo việc nghi ngờ các kết quả giải quyết khi cho rằng “con kiến mà kiện củ khoai” nên người ta

    càng không ý thức về việc phải sử dụng pháp luật như một biện pháp để bảo vệ


    mình.




    Thứ ba, điều đó làm cho người ta nghi ngờ tất cả những gì đến từ bên ngoài, trong đó có cả những những yếu tố tích cực và từ đó sẽ có tâm lý chống đối những gì không phải là của mình, của cộng đồng mình. Văn minh nhân loại không chỉ do một dân tộc, một quốc gia tạo nên. Sự liên kết để phổ biến các giá trị do loài người sáng tạo ra sẽ giúp cho con người phát triển nhanh hơn. Nhìn ra bên ngoài, ta thấy sự gần gũi về văn hoá của các nước phương Tây như chữ viết, lối sống, kiến trúc vv cho thấy những giá trị văn hoá đó không phải do người Ý, người Pháp, hay người Anh sáng tạo ra mà là do sự du nhập, rồi pha trộn và dung nạp lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Từ chỗ nghi ngờ các giá trị đến từ bên ngoài, người ta có
    thái độ chống đối, không tiếp nhận hoặc chỉ tiếp nhận khi bị cưỡng bức, cái gì của nhà mình, làng mình, xã mình cũng là nhất nên có chuyện “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ví dụ về phương diện pháp luật, án lệ là một hình thức pháp luật được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Anh, Mỹ nhưng chúng ta thường coi đây là một hình thức pháp luật có quá nhiều hạn chế nên nó gần như bị tẩy chay ở Việt nam. Tất nhiên không phải cái gì tốt với người ta thì cũng tốt với mình nhưng chắc chắn những cái đến từ bên ngoài thì không phải bao giờ cũng xấu. Việt nam là một dân tộc chịu quá nhiều các cuộc chiến tranh xâm lược, luôn phải gồng mình lên để chống chọi các thế lực ngoại bang trong suốt chiều dài của lịch sử dựng nước và giữ nước nên ngay cả khi đất nước hoà bình trong những khoảng thời gian khá dài nhưng tâm lý nghi ngờ này vẫn không bị triệt tiêu. Chính sách của các triều đình phong kiến nhiều khi cũng tốt đẹp nhưng đã không được tiếp nhận bởi các làng xã nên “phép vua” phải “thua lệ
    làng” bởi nói chung quan niệm của các nhà cầm quyền là dùng pháp luật để cai trị, còn người dân Việt nam cũng như một số dân tộc phương Đông khác coi pháp luật là hình phạt. Một minh chứng cho điều này là các bộ luật lớn của các nhà nước phong kiến Việt nam đều được gọi là “Quốc triều hình luật” Từ đó con người Việt

    nam trở nên bảo thủ, trì trệ và không chịu đổi mới. Lịch sử Việt nam đã có những thời kỳ phát triển mạnh mẽ như thời nhà Trần nhưng do bảo thủ, không chịu thay đổi mà trở thành lực cản cho sự phát triển, đặc biệt là sự trung quân mù quáng của các thế lực quý tộc phong kiến nhà Trần khi bằng mọi cách chống lại cải cách của Hồ Quý Ly. Ngoài ra, Việt nam đã mất cơ hội tránh được ách thực dân và phát triển nhanh khi triều đình nhà Nguyễn đã không nghe lời khuyến nghị của Nguyễn Trường Tộ mở cửa để tiếp nhận chủ nghĩa tư bản đến từ phương Tây như hai nước
    châu Á khác là Nhật bản và Thái lan đã làm trong lịch sử. Tâm lý truyền thống này chắc chắn sẽ trở thành lực cản để cho văn hoá pháp lý Việt nam có thể đến với và tiếp nhận những thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại trong thời kỳ hội nhập. Những giá trị thông tin hiện đại đến với người Việt nam tham gia vào việc hình thành văn hoá Việt nam hiện đại, trong đó có văn hoá pháp lý cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền với yêu cầu ngày càng cao
    về việc các quan hệ xã hội phải được điều chỉnh bằng pháp luật phải gắn liền với việc hình thành một nền văn hoá pháp lý hiện đại đó, đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...