Sách Tâm lý-nghệ thuật sống: Văn hóa&con người

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sau khi trở thành người giàu có thứ hạng tại Việt Nam và là doanh nhân nổi tiếng Châu Á, ông đang viết sách. Đó không phải loại sách văn chương mà những người có tiền nhiều khi lấy để tô điểm cho mình, hoặc thoả mãn cái thú thơ từ. Đó cũng không phải loại sách truyền bá kinh nghiệm làm giàu mà những người thành đạt thường xuất bản. Sách của ông kén người đọc. Nó mang màu sắc mênh mông, trừu tượng của những tư tưởng triết học. Vẻ đẹp của nó lấp lánh từ tư duy của một con người có bản năng sống mạnh mẽ và không ngừng chiêm nghiệm về đời sống.
    Ông thừa nhận mình không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành như vậy. “Nhưng tôi là một người đam mê quan sát cuộc sống. Chính đam mê này và sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải về nó”. Và ông đã hơn một lần nói rằng: nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà kinh doanh hay nhà chính trị chỉ là những trạng thái khác nhau, quán xuyến những giai đoạn khác nhau của cuộc đời một con người. Chả ai sinh ra đã cố định với một thiên chức nào đó. Và ở giai đoạn này ông là một người viết. Giờ làm việc của ông bắt đầu từ 7 giờ sáng và không khi nào kết thúc trước 10 giờ khuya. Sức làm việc của ông thật đáng ngưỡng mộ với sự dày dặn của những trang viết, với những đề tài và những lý giải sự vật vã của đời sống. Đến nay ông đã có khoảng 2.000 trang viết. Và ông dự định sẽ kết thúc cuộc đời với 15.000 trang viết! Ngoài cuốn sách “Văn hoá và Con người” dày 250 trang vừa ra đời, trong năm nay cuốn “Tự do sinh ra con người” khoảng 500 trang cũng sẽ được xuất bản.
    Ông viết với một thái độ thận trọng, trân trọng người đọc. Người nghệ sĩ chân chính ngượng ngùng trước những cơn phải gió – những tác phẩm nghệ thuật, trong đó thể hiện bản ngã của anh ta. Càng có tài càng khiếm tốn. Ông viết sau những suy nghĩ đến chín nẫu, rụt rè thận trọng trước phản ứng của người đọc, không hề có chút lỗ mãng mà những người cầm bút nhiều khi mắc phải. Đó là thái độ liều mạng nói về mình, áp đặt những ý nghĩ chủ quan nhiều khi lệch lạc, rao giảng những triết lý sống.
    Bìa cuốn sách Văn hoá & Con người của ông Nguyễn Trần Bạt
    “Văn hoá và con người” – như ông bộc bạch: Cuốn sách là một phần trong những cố gắng nhằm lý giải một số hiện tượng của cuộc sống xuất phát từ những đòi hỏi của chính nó. Ông không có tham vọng to tát mang tính triết học mà chỉ mongnhững nghiên cứu của mình như là kết quả của những suy tưởng khởi nguồn từ những ý niệm lắng lại trong tâm hồn mình, khi cuộc sống đã đi qua nó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...