Luận Văn Tâm lý học pháp lý hành vi phạm tội ở trẻ em vị thành niên có nguyên nhân từ phía gia đình

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI:TÂM LÝ HỌC PHÁP LÝ HÀNH VI PHẠM TỘI Ở TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN CÓ NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA GIA ĐÌNHTài liệu gồm 16 trang
    Các em vị thành niên phạm tội thường có các thói quen xấu như nghiệt thuốc lá, thuốc lào, nghiện các chất xì ke ma tuý, thích uống bia, rượu,thích xem phim kích động tình dục, không thích đọc sách báo, có kết quả học tập kếm
    Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 11 – 18 , có đặc điểm về thể chất đặc trưng biểu hiện của con người trưởng thành , về mặt tâm lý - xã hội thì còn non nớt, kinh nghiệm sống còn ít, sự định hướng về giá tri xã hội còn thấp, tính kiếm chế trong mỗi các em còn hạn hẹp, nhu cầu cơ bản của họ là nhu cầu ăn uống, tự vệ chiếm ưu thế, không biết đánh giá đúng hiện tượng, có thiên hướng bắt chước , nhưng muốn vươn lên tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nhưng lại chưa hiểu rằng các em làm được điều đó thì phải hành động theo một khuôn khổ nhất định, theo đúng pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Nghĩa là các em phải tuân theo đúng chuẩn mực, giá trị, thang giá trị và hệ thống giá trị mà xã hội đòi hỏi.
    Chuẩn mực xã hội tồn tại khách quan như những quy tắc , yêu cầu chung của xã hội đối với cá nhân, nó định hướng điều khiển thái độ, hành vi cá nhân hay nhóm xã hội. Hệ thống chuẩn mực của nước ta thể hiện ở pháp luật xã hội chủ nghĩa, đường lối của Đảng, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, các giá trị chân,, thiện, mỹ
    Là thành viên của xã hội , công dân tương lai của đất nước- trẻ vị thành niên tiếp nhận và lĩnh hội các chuẩn mực này thông qua con đường tự phát ( tác động của xã hội) và con đường tự giác (giáo dục của gia đình và nhà trường. Chính vì vậy mà môi trường chăm sóc, giáo dục , văn hoá của gia đình đối với trẻ vị thành niên có vai trò to lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên. Vào thời kỳ bộc phát trẻ vị thành niên thường không có kiến thức, không đủ kiến thức để ra những quyết định hợp lý, chín chắn trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Cha mẹ giữ vai trò gắn kết quan trọng , là người động viên , nâng đỡ khi trẻ vị thành niên tìm tòi , khám phá thế giới xã hội rộng lớn và phức tạp. Chính vì vậy mà Đảng , Nhà nước luôn khẳng định gia đình Việt Nam là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuyên bố của Liên hợp quốc về tiến bộ xã hội trong phát triển khẳng định . “ Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em”.

    Giá trị theo Giáo sư Phạm Minh Hạc được thể hiện ở ba khía cạnh sau:
    - Giá trị là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người, nhóm người, cộng đồng dân tộc và loài người làm ra.
    - Giá trị là phẩm giá, phẩm chất của con người, nhóm người, cộng đồng, dân tộc và loài người.
    - Giá trị là biểu hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ lợi ích, đánh giá đối với tồn tại xung quanh.
    Khi chọn một giá trị làm cốt lõi, khi nói tới các giá trị là các chất lượng cơ bản hoặc nói giá trị bao gồm các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần, trong đó có phẩm chất, phẩm giá, . là nói tới một tổ hợp các giá trị hay một hệ thống giá trị. Mỗi nhóm người có một hệ thống giá trị của mình và phạm vi rộng hẹp có thể khác nhau và có thể biến động theo thời gian và ở nền văn hóc khác nhau thì hệ thống giá trị cũng khác nhau.
     
Đang tải...