Tiểu Luận Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm


    Chương I: Nhập Môn Tâm Lý Học Lứa Tuổi


    Khái quát về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm



    1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
    a. Đối tượng:
    - Đối tượng của tâm lí học lứa tuổi là động lực phát triển tâm lí theo lứa tuổi của con người ; sự phát triển cá thể của các quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí trong nhân cách của con người đang được phát triển (quá trình con người trở thành nhân cách như thế nào?);

    Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểm của các quá trình và các phẩm chất tâm lí riêng lẻ của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi một lứa tuổi, nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành động ;

    Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau của các cá nhân
    đang được phát triển (vui chơi, lao động )

    Do yêu cầu của thực tiễn và thành tựu của khoa học, ngày nay tâm lí học lứa tuổi có nhiều phân ngành : tâm lí học trẻ em trước tuổi học, tâm lí học tuổi nhi đồng, tâm lí học tuổi thiếu niên, tâm lí học tuổi thanh niên

    - Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học sư phạm là những quy luật tâm lí của việc dạy học và giáo dục.

    Tâm lí học sư phạm nghiên cứu những vấn đề tâm lí học của việc điều khiển quá trình dạy học, nghiên cứu sự hình thành quá trình nhận thức, tìm tòi những tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự phát triển trí tuệ và xác định những điều kiện để đảm bảo phát triển trí tuệ có hiệu qủa trong quá trình dạy học, xem xét những vấn đề và mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với học sinh.

    Những phân ngành của tâm lí học sư phạm: tâm lí học dạy học, tâm lí học giáo dục và tâm lí học về người giáo viên.

    b. Nhiệm vụ:
    Từ những nghiên cứu trên tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có nhiệm vụ : rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ đạo sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi ; rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo trong quá trình giáo dục và dạy học, những biến đổi tâm lí của học sinh do ảnh hưởng của giáo dục và dạy học từ đó cung cấp những kết quả nghiên cứu để tổ chức hợp lí quá trình sư phạm, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và dạy học.

    c. Ý nghĩa:
    Những thành tựu của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn lớn lao.

    - Về mặt lí luận, các nghiên cứu của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
    sử dụng các tài liệu của một số khoa học khác, nhưng đến lượt mình nó lại cung cấp tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho các khoa học khác.

    - Về mặt thực tiễn có thể khẳng định sự hiểu biết về tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm là điều kiện cần thiết để tổ chức có hiệu quả và đúng đắn quá
    trình học tập và giáo dục.

    2. Quan hệ giữa tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
    Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác, đặc biệt là tâm lí học đại cương, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn

    Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm là những chuyên ngành của tâm lí học, đều dựa trên cơ sở tâm lí học đại cương. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau, vì chúng có chung khách thể nghiên cứu.

    Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm đều nghiên cứu trẻ em trong quá trình dạy học và giáo dục.

    Sự phân chia ranh giới giữa hai ngành tâm lí học này chỉ có tính chất tương đối.



    Lý luận về sự phát triển tâm lý học của trẻ
    1. Khái niệm về sự phát triển tâm lý trẻ em:

    a. Quan niệm về trẻ em:
    Dựa trên những quan điểm triết học rất khác nhau, người ta đã hiểu về trẻ em rất khác nhau :

    - Có quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ lại”, sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn khác nhau về mọi mặt (cơ thể, tư tưởng, tình cảm .) chỉ ở tầm cở, kích thước chứ không khác nhau về chất.

    - Theo J.J. Rútxô (1712 - 1778) : Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn cũng không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ,nguyện vọng
    và tình cảm độc đáo của trẻ thơ vì “Trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ
    và cảm nhận riêng của nó”.

    - Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định: Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Trẻ em là trẻ em, nó vận động, phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất
    tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội, có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Việc nuôi nấng, dạy dỗ trẻ phải theo kiểu người. Mỗi thời đại khác nhau có trẻ em riêng của mình.

    b. Quan niệm sai lầm về sự phát triển tâm lý trẻ em:
    - Quan điểm duy tâm coi sụ phát triển tâm lý trẻ em chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng của các hiện tượng đang được phát triển, mà không có sự chuyển biến về chất lượng.

    - Quan điểm này xem sự phát triển của mỗi hiện tượng như là một quá trình diễn ra một cách tự phát mà người ta không thể điều khiển được, không thể nghiên cứu được,không nhận thức được.

    - Quan điểm sai lầm này được biểu hiện ở các thuyết sau:

    b.1. Thuyết tiền định:

    + Thuyết này coi sự phát triển tâm lí là do các tiềm năng sinh vật gây ra, con người có tiềm năng này từ khi mới sinh ra và sự phát triển chỉ là sự trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính đã có sẳng ngay từ đầu và được quyết định trước bằng con đường duy truyền này.

    + Các nhà tâm lí học tư sản cho rằng : những thuộc tính của nhân cách, năng lực cũng đã được mã hoá, chương trình hoá trong các trang bị gien.

    + Tuy nhiên, có những người theo thuyết này có đề cập đến yếu tố môi trường. Nhưng theo họ, mmôi trường chỉ là “yếu tố điều chỉnh“, “yếu tố thể hiện“ một nhân tố bất niến nào đó ở trẻ.
     
Đang tải...