Chuyên Đề Tâm lý của người lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước - lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC
    1. Khái niệm về lãnh đạo:
    Theo quan niệm chuyên chế, lãnh đạo là điều khiển công việc theo ý muốn của mình để đạt mục tiêu do mình đặt ra. Trong trường hợp này, người lãnh đạo thường dùng những biện pháp cưỡng bức như dọa nạt, trừng phạt, mà không chú trọng đến nguyện vọng, nhu cầu của người dưới quyền.
    Theo quan niệm dân chủ: lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển công việc để đạt mục tiêu mong muốn. Như vậy lãnh đạo là hoạt động có ảnh hưởng tới người khác để tạo ra tinh thần hợp tác, sự tự nguyện vui vẻ đảm đương nhệm vụ và đặt mục tiêu mà mọi người đều công nhận là hấp dẫn.
    Hai quan niệm tuy nhấn mạnh những sắc thái khác nhau của lãnh đạo nhưng đều nói lên hai nhân tố chung của nó là hiện tượng nhóm và quá trình ảnh hưởng của nhóm. Lãnh đạo là một hiện tượng, phải có ít nhất là hai người trở lên mới xuất hiện sự lãnh đạo. Lãnh đạo liên quan đến quá trình ảnh hưởng, người lãnh đạo trước hết có ảnh hưởng tới người dưới quyền, để đạt mục đích là tập hợp mọi người và động viên thức đẩy họ đạt được những mục tiêu chung.
    + Có thể nói lãnh đạo là sự ảnh hưởng và cách xử sự của một số người trong mỗi nhóm hoặc tổ chức, đặt ra mục tiêu, vạch ra con đường để đạt tới những mục tiêu đó và tạo ra những qui tắc xã hội trong nhóm
    + Lãnh đạo là sự tác động vào con người với tư cách là những cá nhân hoặc những tập hợp người nhất định nhằm thiết lập,củng cố, duy trì và phát triển các quan hệ và thể chế đảm bảo cno cá nhận và các tập hợp nguời ấy hoạt động có hiệu quả nhất
    Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý
    Cán bộ lãnh đạo
    + Khả năng đề ra đường lối chính sách.
    + Khả năng xác định mục tiêu lâu dài
    + Khuyến khích cỗ vũ gây ảnh hưởng đến con người.
    + Gắn liền với thay đổi tìm hướng đi mới
    Cán bộ quản lý
    + Khả năng tổ chức thực hiện
    + Xác định mục tiêu ngắn hạn kế hoạch tác nghịệp cụ thể hóa
    + Giám sát kiểm tra đánh giá việc thực hiện.
    + Sử dụng con người.
    + Gắn liền với sự ổn định, hiệu lực thực thi kêt quả cụ thê
    Lãnh đạo được hiểu là sự tác động như một nghệ thuật hay một quá trình đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
    Chức năng chủ yếu của lãnh đạo là động viên thúc đẩy nhằm khai thác tiềm năng của con người vì mục tiêu của tổ chức.
    Phân biệt giữa thủ lĩnh và lãnh đạo theo các khía cạnh sau đây:
    - Thủ lĩnh: thực hiện sự điều hoà quan hệ giữa cá nhân trong nhóm không chính thức, còn lãnh đạo thực hiện sự điều chỉnh quan hệ xã hội chính thức của nhóm với tư cách là một tổ chức xã hội.
    - Thủ lĩnh thường xuất hiện một cách tự phát, còn lãnh đạo được bổ nhiệm hoặc bầu ra. Hoạt động của lãnh đạo có mục đích dưới sự kiểm soát của các cơ cấu khác nhau của xã hội.
    - Tính ổn định: Lãnh đạo có tính ổn định cao hơn thủ lĩnh.
    - Lãnh đạo điều hành các quan hệ xã hội bằng quy chế, hệ thống pháp luật còn thủ lĩnh thường đặt lệ, theo lệ do nhóm ước lệ.
    - Lãnh đạo có thể là một nhóm người, còn thủ lĩnh là một cá nhân.
    Như vậy thủ lĩnh và lãnh đạo đều có chức năng điều khiển hoạt động chung của nhóm và điều chỉnh mối quan hệ trong nhóm nhưng bằng các phương thức khác nhau . Một bên là bắt buộc, một bên là tự giác.
    2. Ê kíp lãnh đạo
    Thuật ngữ ê kíp dùng để chỉ tập hơp người cùng thực hiện công việc chung với sự tương hợp tâm lý cao.
    “Ê kíp là một nhóm người làm việc ăn ý với nhau”
    Tâm lý học lãnh đạo quản lý xác định: Ê kíp là một nhóm người cùng nhau tiến hành một hoạt động chung trong đó các thành viên có chức năng và trách nhiệm rõ ràng, có sự tương hợp tâm lý cao và phối hợp hành động chặt chẽ.
    Ê kíp lãnh đạo thực chất là một nhóm người lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc và các quan hệ xã hội trong nhóm. Hoạt động của Ê kíp lãnh đạo dựa trên nền tảng nhiệm vụ chính trị của tổ chức, mục đích và lợi ích của nhóm, của sự tương hợp tâm lý và phối hợp hành động chặt chẽ ở mức độ cao.
    Để nhận diện là một êkíp lãnh đạo, người ta thường căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây:
    - Thống nhất về động cơ, mục đích hoạt dộng ; đây là sự biểu hiện cơ bản của tương đồng về tâm lý của các thành viên trong một êkíp lãnh đạo. Có cùng mục đích chung nhưng quan trong hơn phải có hệ thống động cơ nhằm đạt mục đích thống nhất với nhau.
    - Thống nhất cao về lợi ích : Lợi ích là hạt nhân của bất kỳ ê kíp lãnh đạo nào Lợi có thể là tinh thần, có thể là vật chất song phải có sự điều hoà phù hợp và thống nhất. Sự điều hoà về lợi ích không công bằng thường là nguyên nhân dẫn đến trình trạng không hình thành ê kíp, ê kíp hỏng và tổ chức tan rã.
    - Thống nhất về nhu cầu thành đạt;
    Nhu cầu thành đạt sẽ trở thành động lực thúc đẩy các thành viên trong lãnh đạo phối hợp hành động, giúp họ năng động tìm tòi các biện phápquản lý chuyên môn một cách có hiệu quả.
    - Thống nhất trong tìm tòi và sử dụng các biện pháp và phương pháp quản lý nhằm đảm bảo cho các tác động của lãnh đạo đến đối tượng quản lý thể hiện được ý chí chung của ban lãnh đạo phù hơp với quy luật khác quan.
    - Có sự phân công nhiệm vụ và bố trí công việc khoa học phù hợp với năng lực sở trường của mỗi thành viên trong êkíp. Điều này cho phép mỗi thành viên phát huy tối đa tiềm năng của mình và tạo điều kiện cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân trong êkíp lãnh đạo, tạo sức mạnh tổng hợp của lãnh đạo.
    - Vai trò thủ trưởng trong êkíp lãnh đạo được đề cao:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...