Tài liệu Tấm lòng của phan đình phùng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TẤM LÒNG CỦA PHAN ĐÌNH PHÙNG
    Rạng ngời như trăng sao




    * Lê Ngọc Trác


    Tự Đức – vị vua thứ tư của triều Nguyễn không có con nên chọn Ưng Chân (con của Thoại Thái Vương), Ưng Xụy và Ưng Đăng (con của Kiên Thái Vương) làm con nuôi, để ngày sau có người kế vị. Ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (1883), Tự Đức băng hà, để lại di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân. Trong di chiếu có đoạn viết: . Ưng Chân lớn tuổi nhất, được học hành và đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, mắt có tật, tính hiếu dâm, tâm tính xấu, không chắc đương nỗi việc lớn Vua Tự Đức còn giao nhiệm vụ cho Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết làm phụ chính đại thần phò Ưng Chân lên ngôi vua. Đây là một suy nghĩ và hành động rất chi là lẩm cẩm của Tự Đức. Biết người nối ngôi mình không tài, không đức mà vẫn di chiếu truyền ngôi. Chính từ sự lẩm cẩm, thiếu sáng suốt của Tự Đức đã dẫn đến tình cảnh rối ren của triều đình nhà Nguyễn và của đất nước sau này.

    Ưng Chân lên ngôi đặt niên hiệu là Dục Đức. Dựa vào nội dung di chiếu của Tự Đức để lại, Tôn Thất Thuyết chủ trương truất phế Dục Đức, đưa Hồng Dật lên làm vua đặt niên hiệu là Hiệp Hòa. Trước thế lực và sự chuyên quyền của Tôn Thất Thuyết, phần đông các quan trong triều đều im lặng, chấp nhận truất phế Dục Đức. Chỉ riêng quan Ngự Sử Phan Đình Phùng phản đối: Tự Quân chưa có tội gì mà phế bỏ như thế thì sao phải lẽ. Trước sự phản đối đầy cương trực của Phan Đình Phùng, hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường truyền quân lính bắt nhốt Phan Đình Phùng vào ngục, sau đó cách chức, đuổi về quê (Thế là Dục Đức chỉ làm vua được 3 ngày, bị nhốt trong ngục 3 tháng, bị bỏ đói đến chết).
    Phan Đình Phùng hiệu là Châu Phong sinh năm 1847, người làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1876, Phan Đình Phùng thi đỗ cử nhân. Năm 1877, đỗ tiến sĩ, ông được bổ nhiệm làm tri phủ Yên Khánh ở Ninh Bình. Đến năm 1878, được triệu về kinh nhậm chức Ngự Sử Đô Sát Viện. Là một người tính tình ngay thẳng, trung trực, năm 1883, Phan Đình Phùng phản đối Tôn Thất Thuyết về việc tự chuyên phế bỏ vua Dục Đức, lập vua Hiệp Hòa. Tuy bị Tôn Thất Thuyết cách chức, phải về sống tại quê nhà, nhưng trong lòng Phan Đình Phùng lúc nào cũng lo cho vận nước. Năm 1885, hưởng ứng hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng đứng lên tập họp sĩ phu, chiêu mộ quân sĩ và nhân dân chống Pháp. Với tầm nhìn chiến lược, ông dựa vào địa hình núi rừng hiểm trở của Hương Khê lập căn cứ kháng chiến lâu dài. Đồng thời, liên kết, mở rộng tầm hoạt động của nghĩa quân ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong việc chống Pháp. Ông chia địa bàn 4 tỉnh bắc miền Trung thành 15 quân thứ, xây dựng chiến tuyến vững mạnh, chú trọng giáo dục nghĩa quân lòng yêu nước và ý thức tổ chức kỷ luật. Phan Đình Phùng được sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch trong công cuộc lãnh đạo và thực hiện khởi nghĩa chống Pháp. Cao Thắng là phó tướng của ông, có tài chế tạo súng trường theo kiểu Pháp. Nghĩa quân được Phan Đình Phùng chỉ đạo đánh thành Hà Tĩnh, bắt sống tri phủ Đinh Nho Quang năm 1892, thắng trận Vạn Sơn năm 1893 và đánh thành Hà Tĩnh lần thứ hai vào năm 1894. Chiến thắng Vụ Quang vào tháng 10/1894 đã gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. Thực dân Pháp sai Hoàng Cao Khải (người cùng quê với Phan Đình Phùng, làm Khâm sai kinh lược Bắc Kỳ, một trong những tay chân đắc lực của thực dân Pháp) viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng. Với tấm lòng yêu nước sâu sắc, Phan Đình Phùng đã viết thư cự tuyệt Hoàng Cao Khải, khẳng định quyết tâm đánh Pháp và khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân. Ông cũng vạch rõ giọng điệu lừa bịp, những hành động tàn bạo, dã man của quân cướp nước và bọn tay sai hèn hạ bán nước cầu vinh. Giặc Pháp đem danh lợi mua chuộc ông không được, chúng bắt thân nhân, khai quật mồ mả
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...