Tiểu Luận Tạm giữ trong tố tụng hình sự

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Lời Mở Đầu

    Như chúng ta đã biết, tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được sử dụng trong tố tụng hình sự. Đây được coi là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc trong số các biện pháp ngăn chặn khác được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Bởi nếu việc áp dụng nghiêm chỉnh, đúng và chính xác những quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ thì sẽ góp phần rất quan trọng cho việc thực hiện được tốt các trình tự tố tụng hình sự. Phát hiện và tìm ra được bằng chứng, chứng cứ phạm pháp để xử lý kịp thời và công minh đối với kẻ có tội, không làm oan người vô tội, đồng thời đây cũng là biện pháp ngăn chặn kịp thời hữu hiệu nhất đối với những người chuẩn bị phạm tội hoặc những người phạm tội thì sẽ không tiếp tục phạm tội hoặc phạm tội mới.
    Do đó, việc sử dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong quá trình tố tụng hình sự như thế nào cho hợp lý và đúng thủ tục pháp luật quy định là điều rất cần thiết. Bởi thế cho nên, em đã chọn đề tài “Tạm giữ trong tố tụng hình sự”. Vậy để biết biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong tố tụng hình sự như thế nào và việc áp dụng thực tế ra sao chúng ta đi vào tìm hiểu đề tài.
    B. Nội Dung
    I. Khái quát chung về biện pháp ngăn chặn tạm giữ
    1. Khái niệm chung về biện pháp ngăn chặn tạm giữ
    Do xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hình sự (TTHS) đó là những quan hệ xã hội luôn có một bên là các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn giải quyết các vụ án hình sự. Bởi tội phạm là hành vi nguy hiểm không chỉ cho riêng một cá nhân nào mà hành vi nguy hiểm cho xã hội, nguy hiểm cho lợi ích chung của cộng đồng, do vậy trong tố tụng hình sự các cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để tác động tới đối tựợng. Đặc điểm chung của các biện pháp cưỡng chế là sự tác động một chiều không phụ thuộc vào ý trí của bên bị tác động mà xuất phát từ những căn cứ điều kiện do pháp luật quy định. Và tùy thuộc vào mục đích áp dụng, đối tượng áp dụng hoặc những tiêu chuẩn khác mà các nhà làm luật phân chia các biện pháp cưỡng chế thành những nhóm khác nhau và trong mỗi nhóm lại có những biện pháp khác nhau, với những trình tự thủ tục khác nhau, bao gồm 2 nhóm chính: Nhóm các biện pháp ngăn chặn và nhóm các biện pháp điều tra. Và theo Điều 79 BLTTHS 2003 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì nhóm các biện pháp ngăn chặn bao gồm các biện pháp sau: Bắt (bao gồm bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, bắt người bị truy nã và bắt bị can bị cáo để tạm giam), tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm. Như vậy, tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS hiện hành.
    Và theo quy định tại Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “ Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã.(3)



    Tài Liệu Tham Khảo

    1) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007, 2008;
    2) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
    3) Nguyễn Văn Điệp, Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sỹ Luật học, Hà Nội, 2005;
    4) Phạm Thanh Bình, Tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án thạc sỹ Luật học, Hà Nội, 1996;
    5) Trang web: - http://tholaw.wordpress.com/2009/08/19/bien-phap-ngan-chan-tam-giu-trong-luat-tths-viet-nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...