Luận Văn Tại Vụ Tài chính HCSN – Bộ tài chính

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại Vụ Tài chính HCSN – Bộ tài chính​

    Thông tin chi tiết



    BÁO CÁO TỔNG HỢP.



    Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của quá trình thực tập của sinh viên khoá 41 trong giai đoạn thực tập tổng hợp; căn cứ vào thực tế của quá trình tìm hiểu sơ bộ về cơ quan thực tập nhằm triển khai thực hiện quá trình thực tập chuyên đề tiến tới viết chuyên đề tốt nghiệp: tôi xin được nêu những vấn đề cơ bản đã tìm hiểu và thực hiện trong quá trình thực tập tại Phòng tài chính Hành chính - Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính.


    PHẦN I.

    TÌNH HÌNH CHUNG CỦA VỤ TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP BỘ TÀI CHÍNH.



    I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ TÀI CHÍNH.

    Căn cứ vào nghị định số 178P ngày 28-10-1994 của chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ tài chính . Bộ tài chính là cơ quan của chính phủ có chức năng thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính , kế toán , ngân sách Nhà nước trong phạm vi cả nước. Bộ tài chính có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn về quản lý nhà nước quy định tại Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của chính phủ và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

    1- Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.

    Chủ trì phối hợp với Uỷ ban kế hoạch Nhà nước lập dự toán ngân sách Nhà nước và dự kiến phân bổ ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương để chính phủ trình Quốc hội. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội quyết định.

    Xem xét tổng hợp quyết toán ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đoàn thể, tổ chức xã hội có nhận ngân sách Nhà nước.

    Lập tổng quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm để Chính phủ trình quốc hội phê chuẩn.

    2- Phối hợp với Uỷ ban kế hoạch Nhà nước trong việc xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm và các cân đối chủ yếu khác của nền kinh tế quốc dân có liên quan đến tài chính và ngân sách Nhà nước.

    Tham gia với các Bộ,cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực, về chính sách đầu tư tài chính , về biên chế, tiền lương, giá cả và các chính sách kinh tế - xã hội khác có liên quan đến tài chính và ngân sách Nhà nước.

    3- Xây dựng các dự thảo luật, pháp lệnh, các văn bản pháp luật khác về thuế, phí và thu khác để trình Chính phủ ban hành hoặc Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành.

    Thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí và thu khác của ngân sách Nhà nước.

    4- Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách Nhà nước,tài sản tạm thu, tạm giữ. Tổ chức thực hiện việc cấp phát các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cho vay ưu đãi đối với các dự án, chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của chính phủ.

    5- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu văn hoá - xã hội theo các chương trình, dự án được Chính phủ chỉ định.

    6- Quản lý vốn, giá trị tài sản và tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước.

    7- Thống nhất quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp . Theo uỷ quyền của Chính phủ đại diện quyền sở hữu về vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp Xét duyệt và tổng hợp quyết toán của doanh nghiệp nhà nước.

    8- Quyết định ngừng cấp phát và thu hồi số tiền đã cấp cho những cơ quan, đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước sai mục đích, trái với kế hoạch được duyệt, vi phạm chế độ quản lý tài chính Nhà nước; đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các quyết định của mình.

    9- Thống nhất quản lý các khoản vay trả nợ (bao gồm cả vay và trả nợ trong nước và nước ngoài) của Chính phủ; quản lý về mặt tài chính các nguồn viện trợ quốc tế. Tham gia thẩm định về mặt tài chính các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ giao cho các Bộ cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện. Chuẩn bị các văn bản liên quan tới việc nước ta tham gia các điều ước quốc tế về tài chính để trình thủ tướng quyết định.

    10- Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ xã hội, sổ xố kiến thiết, dịch vụ kiểm toán, kế toán và các dịch vụ tài chính khác; tham gia quản lý thị trường vốn.

    11- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với tất cả các tổ chức hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước và các đối tượng có quan hệ với tài chính nhà nước.

    12- Đại diện của Chính phủ tại các tổ chức tài chính quốc tế theo sự phân công của Chính phủ.

    13- Quản lý công chức, viên chức tài chính , kế toán và kiểm toán, theo quy định của chính phủ.

    Theo điều 3 của nghị định 178 thì tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính bao gồm:

    A- Bộ máy giúp việc Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:

    1- Vụ chính sách tài chính .

    2- Vụ chế độ kế toán .

    3- Vụ ngân sách Nhà nước.

    4- Vụ Tài chính an ninh – quốc phòng.

    5- Vụ Tài chính các nhân hàng và tổ chức tài chính .

    6- Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.

    7- Cục quản lý công sản.

    8- Vụ Tài chính đối ngoại

    9- Vụ quan hệ quốc tế.

    10- Ban Quản lý và tiếp nhân viện trợ quốc tế.

    11- Ban Quản lý ứng dụng tin học.

    12- Vụ Tài vụ – Quản trị.

    13- Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo.

    14- Văn phòng Bộ.

    B-Các tổ chức quản lý Nhà nước chuyên ngành trực thuộc :

    1-Tổng cục thuế.

    2- Kho bạc Nhà nước.

    3-Thanh tra Tài Chính Nhà nước.

    4-Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp .

    5-Tổng cục Đầu tư phát triển.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu bộ máy của các tổ chức quản lý chuyên ngành chuyên ngành do chính phủ quy định trong văn bản riêng .

    C-Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc:

    1- Viện Khoa học Tài chính.

    2- Các trường Học viện Tài chính kế toán tại Hà Nội ,thành phố Hồ Chí Minh và các trường Trung Học Tài Chính kế toán tại Hưng Yên, Quảng Ngãi và Thành Phố Hồ Chí Minh.

    3- Trung tâm bồi dưỡng cán bộ tài chính .

    Nhiệm vụ,cơ cấu bộ máy và biên chế của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc do Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định phù hợp với các quy định của nhà nước.

    D- Các đơn vị khác trực thuộc Bộ tài chính được tổ chức và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

    II. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA VỤ TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP.

    Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp là đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ tài chính , có chức năng giúp bộ trưởng Bộ tài chính quản lý Nhà nước về tài chính đối với lĩnh vực hành chính- sự nghiệp trong cả nước; thực hiện việc cấp phát kinh phí hành chính sự nghiệp cho các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, hội quần chúng, quỹ BHXH và trợ cấp xã hội, các quỹ xã hội khác ở Trung ương theo đúng kế hoạch được duyệt.

    Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có nhiệm vụ:

    1/ Về nghiên cứu chính sách chế độ:

    - Nghiên cứu, chuẩn bị các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính hành chính - sự nghiệp, các chế độ định mức chi tiêu tài chính hành chính sự nghiệp, để trình Bộ ban hành hoặc Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    - Tham gia ý kiến trong việc xây dựng các chính sách, chế độ có liên quan đến tài chính hành chính sự nghiệp.

    - Nghiên cứu báo cáo Bộ việc xử lý các quy định về tài chính hành chính sự nghiệp do các cơ quan nhà nước ban hành trái với chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định.

    2/ Về kế hoạch thu, chi tài chính :

    - Trình Bộ ý kiến tham gia với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng chiến lược phát triền ngành, khu vực hành chính sự nghiệp.

    - Hướng dẫn các cơ quan hành chính sự nghiệp lập kế hoạch thu chi tài chính hành chính sự nghiệp quý, năm và dài hạn.

    - Tổng hợp kế hoạch tài chính của các cơ quan hành chính sự nghiệp trong cả nước.

    - Kiểm tra việc phân bổ kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của các cơ quan hành chính sự nghiệp Trung ương cho các đơn vị trực thuộc.

    3/ Công tác cấp phát, quản lý và kiểm tra sử dụng kinh phí hành chính sự nghiệp.

    - Cấp phát kinh phí cho các cơ quan hành chính sự nghiệp Trung ương theo đúng chính sách chế độ và đúng kế hoạch được duyệt.

    - Tạm ngừng cấp phát hoặc báo cáo Bộ đình chỉ việc cấp phát kinh phí, ra lệnh thu hồi nộp vào ngân sách Nhà nước khi phát hiện có vi phạm pháp luật, sử dụng ngân sách Nhà nước trái với chế độ chính sách Nhà nước quy đinh, trái với kế hoạch được dưyệt.

    - Tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tài chính thuộc lĩnh vực hành chính sự nghiệp.

    - Kiểm tra việc quản lý sử dụng kinh phí, tài sản, các quỹ tài chính , các nguồn thu của các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cả nước.

    - Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra việc chấp hành chính sách, chế độ quản lý tài chính , hạch toán kế toán , quyết toán của các cơ quan hành chính sự nghiệp.

    - Thẩm tra và nhận xét quyết toán hàng năm, hàng quý của các cơ quan hành chính sự nghiệp nhận kinh phí từ ngân sách Trung ương.

    Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có các quyền hạn.

    1/ Nhận các tài liệu , thông tin có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

    2/ Được ký các thông chi và hạn mức kinh phí trong phạm vi kế hoạch ngân sách được duyệt.

    3/ Được ký các văn bản giải thích về nghiệp vụ tài chính , văn bản trả lời các đơn vị và cá nhân có liên quan đến các lĩnh vực thuộc Vụ quản lý.

    4/ Từ chối nhận các báo cáo chưa đúng quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

    5/ Thực hiện đúng quy chế bảo quản các tài liệu , số liệu tài chính ngân sách theo quy định của Nhà nước.

    Tổ chức bộ máy của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.

    1/ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có Vụ trưởng và một số phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng. Vụ trưởng chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động của Vụ theo quy định tại điều lệ này. Các phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về lĩnh vực công tác do Vụ trưởng phân công.

    2/ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có các Phòng sau đây:

    1- Phòng quản lý tài chính hành chính- đoàn thể và hội quần chúng (gọi tắt là phòng quản lý tài chính hành chính).

    2- Phòng quản lý tài chính sự nghiệp văn hoá- giáo dục- khoa học.

    3- Phòng quản lý sự nghiệp y tế- dân số kế hoạch hoá gia đình (gọi tắt là phòng tài chính sự nghiệp y tế).

    4- Phòng quản lý tài chính BHXH và trợ cấp xã hội (gọi tắt là phòng tài chính sự nghiệp xã hội).

    5- Phòng quản lý tài chính sự nghiệp kinh tế.

    6- Phòng tổng hợp.

    Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng nói trên do Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp quy định.
     
Đang tải...