Luận Văn Tại về Ngân hàng Công thương Cầu Giấy

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại về Ngân hàng Công thương Cầu Giấy ​



    Phần mở đầu.

    Từ lý luận đến thực tế là một quá trình không đơn giản. Để đưa kiến thức lý luận vào thực tế nhằm nâng cao trình độ hiểu biết thì việc trực tiếp tìm hiểu tình hình hoạt động của một Ngân hàng là rất cần thiết. Do vậy, em đã chọn thực tập tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cầu Giấy (NHCTCG).

    Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng, em đã có một số hiểu biết ban đầu về bộ máy tổ chức quản lý, tình hình hoạt động của từng phòng ban trong Ngân hàng. Đây cũng là cơ hội để em từng bước tiếp cận với thực tế, tìm hiểu sự trưởng thành của một Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và xu thế hội nhập không ngừng. Vì là lần đầu tiên được tiếp cận trực tiếp với một Ngân hàng cùng với những hạn chế về thời gian và trình độ hiểu biết chưa sâu nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn. Song được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên ở các phòng ban của Ngân hàng và đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo, tiến sĩ Kiều Đức Thiện đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.

    Nội dung Báo Cáo Thực tập bao gồm 3 Phần:

    Phần thứ nhất : Khái quát về Ngân hàng Công thương Cầu Giấy.

    Phần hai : Tình hình hoạt động của NHCTCG năm 2002.

    Phần ba : Nhận xét.





    PHần thứ nhất:

    Khái quát về Ngân hàng Công thương Cầu Giấy



    1. Hoàn cảnh ra đời của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN)

    Ngân hàng công thương Việt Nam (VIETINCOMBANK) được thành lập theo quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh, hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ mô hình một cấp sang mô hình hai cấp. Cùng với sự ra đời của các ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thì từ 1/7/1998, NHCTVN ra đời và bắt đầu đi vào hoạt động.

    Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước và sự phát triển của toàn ngành, sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN ngày càng phát triển và khẳng định vai trò, vị trí trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM ) Việt Nam. NHCTVN là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam và đóng góp một phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra, đồng thời tham gia vào việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và đi lên.

    Cho đến nay, hệ thống NHCTVN đã có mạng lưới rộng khắp trong toàn quốc bao gồm: trụ sở chính và hai sở giao dịch, 69 chi nhánh phụ thuộc, 27 chi nhánh trực thuộc, 153 phòng giao dịch và 378 quỹ tiết kiệm, 86 cửa hàng vàng bạc đặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố, trung tâm kinh tế và khu công nghiệp phát triển trong cả nước. NHCTVN có quan hệ đại lý với 450 ngân hàng và các tổ chức tiền tệ của hơn 50 quốc gia trên khắp châu lục và khu vực kinh tế trên thế giới, đồng thời là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu á (ABA), Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam (VNBA), Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và tổ chức thẻ VISA quốc tế. Ngoài ra, NHCTVN còn tham gia góp vốn liên doanh với nước ngoài như IndoVina Bank, Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC) Hơn nữa, NHCTVN còn là một trong những sáng lập viên và đại cổ đông của Sài Gòn Công thương Ngân Hàng.

    Với đội ngũ gần 12000 cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn có trình độ cao và nhiệt tình, NHCTVN đã và đang phục vụ một cách nhiệt tình đối với các khách hàng của ngân hàng , chủ yếu là các tổ chức kinh tế trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch và khách hàng cá nhân tại các khu tập trung dân cư (thành phố, thị xã)


    2. Khái quát về Ngân hàng Công thương Cầu Giấy.

    2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.

    Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (NHCTCG) là một chi nhánh của NHCTVN, có trụ sở chính đặt tại 117- Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy - Hà Nội. Trước tháng 3/2001, NHCTCG thuộc về NHCT Ba Đình thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn của quận Ba Đình. Nhưng kể từ sau khi chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/7/1987 của HĐBT, thực hiện điều lệ của NHCTVN, ngày 20/3/2001, NHCTCG chính thức tách ra khỏi NHCT Ba Đình để trở thành NHCTCG như ngày nay.

    Do NHCTCG là một chi nhánh của NHCTVN nên bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chức năng của một chi nhánh thì NHCTCG còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một NHTM .

    NHCTCG là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào NHCTVN, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, NHCTCG đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

    Trong thời gian hoạt động cho đến nay đã được gần 2 năm, NHCTCG đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, NHCTCG không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao.

    2.2. Đặc điểm về môi trường hoạt động và khách hàng của NHCTCG .

    NHCTCG có địa bàn hoạt động chính tại quận Cầu Giấy, là một quận thuộc khu trung tâm thương mại lớn của Hà Nội trong vài năm gần đây. Mặt khác, quận Cầu Giấy lại thuộc vùng trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của cả nước, NHCTCG có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình.

    Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư trong địa bàn và lại hoạt động trên lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên hầu hết khách hàng của NHCTCG là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất và các cá nhân. Bên cạnh đó, NHCTCG không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trong hệ thống. Điều này đòi hỏi NHCTCG chú trọng tìm biện pháp nhằm giữ những khách hàng trung thân đồng thời thu hút lôi kéo và phát triển các khách hàng tiềm năng. Đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà gây khó dễ cho khách hàng

    2.3. Các hoạt động nghiệp vụ của NHCTCG

    2.3.1. Huy động vốn.

    Với hoạt động mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước:

    - Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.

    - Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.

    - Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng

    - Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và cá nhân.

    - Đặc biệt là dịch vụ tiết kiệm điện tử lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.

    2.3.2. Tín dụng.

    - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

    - Đồng tài trợ, cho vay vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời hạn hoàn vốn dài

    - Bảo lãnh: bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giao nhận hàng.

    - Các chương trình vay vốn ưu đãi: Cho vay bằng Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF), các hiệp định tín dụng khung và đặc biệt là chương trình cho vay sinh viên với lãi suất ưu đãi.

    2.3.3. Thanh toán quốc tế.

    Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ bằng các phương thức:

    - Thư tín dụng (L/C): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận, chiết khấu và thanh toán L/C

    - Nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

    - Chuyển tiền điện tử
     
Đang tải...