Luận Văn Tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Thực trạng và giả

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN DÀI 78 TRANG
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa để đạt tới một nước công nghiệp ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với những mục tiêu đặt ra, việc chuyển hướng kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ để phát huy tối đa nội lực và tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.
    Khi bước vào đổi mới nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nền kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, chiến lược huy động vốn để phát triển nền kinh tế luôn đựợc xác định theo phương châm khơi trong hút ngoài. Hiện nay, các tổ chức tín dụng luôn bám vào phương châm đó để thực hiện chiến lược huy động vốn và đặc biệt chú trọng huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Chính sách huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc lợi dụng vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển nền kinh tế.
    Những năm gần đây, Nhà nước tập trung chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại luôn là một trong những định hướng phát triển hàng đầu của quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước trong đó phát triển ngọai thương được coi là trọng điểm. Các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu cần khối lượng vốn lớn, do đó bằng mọi hình thức phải tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn tài trợ thương mại cũng có ý nghĩa quan trọng để giúp doanh nghiệp có đủ vốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –Vietcombank luôn tập trung vào phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế với nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, để tạo ra lòng tin với các ngân hàng nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thì ngân hàng một mặt phải tiếp tục phát huy những ưu điểm và mặt khác quan trọng hơn là phải phát hiện kịp thời, đầy đủ những mặt yếu kém trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Thực trạng và giải pháp phát triển” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung và hình thức tài trợ TMQT, phân loại, làm rõ chức năng và lợi ích của từng loại tài trợ. Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung và hình thức tài trợ TMQT, phân loại, làm rõ chức năng và lợi ích của từng loại tài trợ.
    - Phân tích đánh giá thực trạng tài trợ TMQT của Vietcombank; từ đó rút ra những kết quả đạt được và những nguyên nhân gây ra của nó.
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT của Vietcombank. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT của Vietcombank.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Nghiên cứu các loại hình tài trợ TMQT, mục đích của các loại tài trợ TMQT
    - Tổng kết những thành công, tồn tại trong hoạt động tài trợ TMQT của Vietcombank từ 2008 đến 2010 và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Vietcombank.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Hoạt dộng tài trợ TMQT của các NHTM
    - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    - Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng học thuyết kinh tế - chính trị Mác - Lờnin, cỏc lý thuyết kinh tế học hiện đại về tiền tệ - tín dụng và hiệu quả KT - XH, quán triệt tư tưởng và quan niệm đổi mới kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    - Phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sư; tiếp cận hệ thống và phân tích hệ thống; dùng lý luận để đánh giá thực tiễn, ứng dụng lý luận và thực tiễn vào khoa học quản lý kinh doanh; phương pháp so sánh và phân tích kết hợp với phương pháp chọn mẫu và hệ thống hóa khoa học.
    6. Bố cục của khóa luận:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...