Luận Văn Tại tại Cty TM XNK Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tại tại Cty TM XNK Hà Nội

    LỜI MỞ ĐẦU
    Cùng vói quá trình hội nhập quốc tế phát triển,hàng rào bảo hộ mậu dịch ngày càng giảm mối quan hệ buôn bán giữa các quốc gia ngày càng mở rộng,do vậy thị trường cũng ngày càng được mở rộng.các Hiệp định song phương ,đa phương sẽ cho phép thị trường của một nước được khai thông,với tất cả các nước đối tác. Chẳng hạn ,với cam kết của AFTA thì đến năm 2006,thị trường của các hàng công nghiệp chế biến Việt Nam sẽ được khai thông với tất cả các nước ASEAN. Nếu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì sau khoảng 5 năm ,thị trường hàng hoá,dịch vụ của Việt Nam sẽ được khai thông với 142 nước thành viên WTO . Đây là cơ hội rất lớn đối với các nước tham gia hội nhập kinh tế nhưng cũng là thách thức cơ bản với các nước không tham gia,hay tham gia hội nhập một cách hạn chế. Bởi vì thị trường của các nước này không có khả năng mở rộng ra bên ngoài,nên các lợi thế so sánh về kinh tế của quốc gia giảm dần
    Tuy nhiên toàn cầu hoá là một xu hướng không thể đảo ngược được. Các nước như Việt Nam không còn con đường nào khác là phải tiếp tục hoàn thiện các chiến lược và chính sách hội nhập,gia tăng sự hợp tác với nhau với các quốc gia trong và ngoài khu vực,để có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội và vượt qua các thách thức. Đó là nhiệm vụ không chỉ của các Chính phủ mà của cả doanh nghiệp.Việt Nam đang khẳng định đường lối phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại ,đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ,tạo điều kiện cho công cuộc CNH-HĐH nhanh chóng hoà nhập vào nhịp phát triển kinh tế chung của thế giới và khu vực
    Trong nhiều năm qua,Công ty TM XNK Hà Nội đã được đánh giá là hoạt động có hiệu quả,thực hiện đúng chủ trương và đường lối chung của lãnh đạo. Công ty TM XNK Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước đã trải qua nhiều bước thăng trầm của sự chuyển đổi cơ chế kinh tế ,hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức của cơ chế thị trường . Trong thời gian thực tập phục vụ cho bài báo cáo thực tập tổng hợp ,với mục đích tìm ra những hạn chế và đề xuất kiến nghị giúp Công ty phần nào giải quyết tình trạng kinh doanh còn hạn chế của mình.
    Được sự hướng dẫn của thầy giáo Th S Tạ Lợi và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng XNK ,báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót.Vì thế em rất mong nhận được ý kiến nhận xét từ các thầy cô và các bạn.Em xin chân thành cảm ơn
    Bài báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 chương:
    Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội
    Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh
    Chương III: Phương hướng hoạt động và những giải pháp, kiến nghị thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty



    CHƯƠNG I:
    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI
    1.Quá trình hình thành và phát triển.
    Trước sức ép của hội nhập kinh tế các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa .Vì thế yếu tố sống còn không chỉ là chất lượng và giá cả mà còn là khả năng thay đổi để tạo ra thị trường mới và có được những sản phẩm mới đáp ứng những thay đổi ngày càng nhanh của khách hàng. Sự cạnh tranh này sẽ tăng lên trong những năm tới khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trước những vấn đề đó Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội(TM XNK HN) đã có những thay đổi để khẳng định vị trí của mình trên thị trường và ngày càng phát triển đi lên,bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ CBCNV trong Công ty và đặc biệt là phương pháp quản lý có hiệu quả của Ban giám đốc.Những thay đổi đó là:
    Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội thành lập năm 1984 theo quyết định số 4071/QĐ - UB ngày 15/9/1984 với tên là: Công ty dịch vụ quận Hai Bà Trưng. Là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu riêng chịu sự quản lý của UBND quận Hai Bà Trưng và sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Thương nghiệp Hà Nội (nay là Sở Thương mại Hà Nội). Khi mới thành lập công ty nhận thấy nhu cầu của nền sản xuất và tiêu dùng ngày càng phong phú đa dạng chính vì thế chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống của nhân dân như: cắt uốn tóc, may đo, giặt là quần áo, kinh doanh đồ dùng gia đình, hàng nông sản (gạo, lạc .). Ra đời trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do trình độ phát triển kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém, kinh tế hàng hoá ít phát triển, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, hậu quả chiến tranh kéo dài . nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng như: trình độ, hậu quả nghiêm trong chiến tranh kéo dài, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ là tự lực, tự cường phát triển toàn diện nền kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa, hạn chế kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa và thực hiện chính sách thay thế hành nhập khẩu, ngoại thương do nhà nước quản lý và điều hành. Hơn nữa, những khó khăn còn xuất hiện ở chính bên trong của doanh nghiệp: là công ty nhỏ của một quận ở Hà Nội, kinh doanh ở địa bàn nhỏ, số lượng bạn hàng ít, kinh doanh nội địa là chủ yếu, các hợp đồng kinh tế đối ngoại phải thực hiện thông qua đơn vị bạn.
    Tổ chức bộ máy giai đoạn này gồm:
    Chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm.
    Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
    Các của hàng, xưởng sản xuất chế biến
    Sau Đại hội Đảng 6 với nhiều chính sách mới thể hiện bằng các Nghị định ,Nghị quyết của HĐBT đã tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị kinh tế có khả năng chủ động đẩy mạnh hoạt động XNK . Các thành phần kinh tế đã từng bước có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động ngoại thương. Khái niệm “Nhà nước độc quyền về ngoại thương” đã dần mờ nhạt và kể từ năm 1992 Trung ương đã ban hành một số chính sách khuyến khích hơn nữa hoạt động ngoại thương. Trong xuất nhập khẩu, ban hành Nghị định 114 / HĐBT ngày 7/4/1992 và Nghị định 36/CP ngày 19/4/1994 nhằm đổi mới quản lý nhà nước trong xuất nhập khẩu đảm bảo sự quản lý nhà nước thống nhất đối với xuất nhập khẩu, nới lỏng cơ chế quản lý để khuyến khích phát triển xuất khẩu ở những vùng còn khó khăn, mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu của các doanh nghiệp.
    Theo quyết định số 2687/QĐ - UB ngày 4/11/1992 của UBND thành phố Hà Nội, công ty đổi tên thành Công ty sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng với qui mô và ngành nghề mở rộng như sau:
    + Tổ chức sản xuất, thu mua, gia công hàng xuất khẩu
    + Thực hiện liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài.
    +Dịch vụ khách sạn,du lịch
    +Đại lý vé máy bay
    Theo Nghị định số 388/HĐ - BT ngày 20/11/1991 của HĐBT về việc thành lập và tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước , quyết định số 316/ QĐ - UB ngày 19/1/1993 và quyết định số 540/QĐ- UB ngày 1/4/1994 của UBND thành phố Hà Nội, công ty chính thức mang tên Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng.
    Trụ sở tại: 53 Lạc Trung,Hà Nội
    Tên giao dịch quốc tế: Hai Ba Trung Import Export Company
    Tên viết tắt: HABAMEXCO
    Phạm vi kinh doanh:
    + Xuất khẩu: Hàng may mặc, thêu ren , thủ công mỹ nghệ, vải sợi, vật liệu xây dựng, nông sản và thực phẩm chế biến, dược liệu.
    + Nhập khẩu: Máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nói trên, hàng điện tử, điện máy, xe đạp, xe máy, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, hoá chất, phân bón.
    Từ một Công ty chỉ kinh doanh nội địa đến nay Công ty đã phát triển thành Công ty XNK trực tiếp theo giấy phép của Bộ Thương mại cấp ngày 8/2/1994 số 2051069. Để phù hợp với quy mô và nhiệm vụ được giao công ty đã được UBND quận Hai Bà Trưng giao lại cho UBND thành phố Hà Nội, do Sở Thương mại trực tiếp quản lý với tên gọi mới là: Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội theo quyết định số 2894/QĐ - UB ngày 23/5/2001 .Với phương châm kinh doanh “duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển quan hệ với nhiều nước trên thế giới” đến nay ngành nghề kinh doanh của công ty mở rộng:
    Sản xuất, thu mua hàng thêu ren, may mặc thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
    Sản xuất chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm, dược liệu, nông lâm thuỷ hải sản và mặt khác kinh doanh hàng điện tử điện lạnh, điện dân dụng, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
    Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, vật tư, nguyên vật liệu sản xuất, phương tiện vận tải
    Kinh doanh xuất nhập khẩu một số hoá chất phục vụ sản xuất tiêu dùng và phân bón
    Kinh doanh làm đại lý ký gửi và xuất nhập khẩu ô tô, phụ tùng ô tô
    Kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ
    Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh chủ yếu được thực hiện dựa trên nguồn vốn vay của Ngân hàng ,vốn được cấp từ ngân sách Nhà nước rất ít nên công ty chỉ tập trung vào các lĩnh vực sau để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả
    Hoạt động xuất nhập khẩu
    + Xuất khẩu: Các hàng nông sản: lạc, gạo, chè sang các nước Châu Á như Đài Loan, Singapore
    + Nhập khẩu: Chủ yếu là hoá chất, điện lạnh, điện dân dụng, hàng trang trí nội thất, nguyên vật liệu từ: Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc
    Hoạt động kinh doanh nội địa
    + Chủ yếu kinh doanh: Điện dân dụng, quần áo may sẵn, hàng tiêu dùng . hoạt động này diễn ra tại các của hàng
    + Làm đại lý bán vé máy bay cho hãng hàng không Pacific Airline
    Trụ sở tại: 142 phố Huế – Hà Nội
    Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Commercial Import and Export Company
    Tên viết tắt: HACIMEX
     
Đang tải...