Luận Văn Tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây.



    MỤC LỤC

    Phần I: Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây
    2
    I- Quá trình hình thành và phát triển 2
    1- Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung (1955 - 1990) 2
    2- Thời kỳ đổi mới kế hoạch (1991 - 2000) 4
    II- Chức năng nhiệm vụ 6
    1- Thực hiện chức năng nghiên cứu tham mưu 6
    2- Chức năng chấp hành 6
    3- Chức năng hướng dẫn 7
    4- Chức năng thanh tra kiểm tra 7
    5- Chức năng quản lý 7
    6- Các nhiệm vụ khác 8
    III- Cơ cấu tổ chức 8
    1- Phòng quy hoạch 8
    2- Phòng tổng hợp 9
    3- Phòng kinh tế ngành 10
    4- Phòng kế hoạch văn hoá xã hội 11
    5- Phòng hợp tác kinh tế đối ngoại 11
    6- Phòng đăng ký kinh doanh 12
    7- Phòng thẩm định - xây dựng cơ bản 13
    8- Phòng tổ chức - hành chính 14
    Phần II: Một số nét cơ bản về quá trình hoạt động của Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Tây 16
    1- Những thành tựu 16
    2- Phương hướng hoạt động trong những năm tới 18
    Phần III: Những vấn đề còn tồn tại 19
    1- Tồn tại 19
    2- Nguyên nhân 20

    MỤC LỤC

    I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TÂY. 3
    1. SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG KẾ HOẠCH. 3
    ã Thời kỳ1945-1954. 3
    ã Thời kỳ 1955-1960. 3
    ã Thời kỳ 1966-1975. 4
    ã Thời kỳ 1976-1985. 5
    ã Thời kỳ đổi mới ( từ 1986 đến nay ). 5
    2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ TÂY. 6
    ã Cơ cấu tổ chức của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Hà Tây. 6
    ã Nhiệm vụ của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư. 7
    II.SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ TÂY TRONG HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP. 9
    1. SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ TÂY TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH VIỆT NAM. 9
    2. SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ TÂY TRONG HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH HÀ TÂY. 9
    III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Y TẾ HÀ TÂY. 10
    1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG KẾ HOẠCH Y TẾ HÀ TÂY NĂM 2002. 10
    2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Y TẾ. 12
    IV. MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁCTHỰC HIỆN KẾ HOẠCH Y TẾ Ở HÀ TÂY. 14



    I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TÂY.
    1. SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG KẾ HOẠCH.
    Ngày 31/12/1945 Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh số 78 thành lập Uỷ Ban Nghiên Cứu Kế Hoạch Kiến Thiết, tiền thân của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ngày nay. Trải qua hơn 50 năm phát triển, cùng với sự trưởng thành của ngành kế hoạch cả nước, ngành kế hoạch Hà Tây cũng từng bước đi lên. Những ngày đầu mới thành lập, Uỷ Ban Kế Hoạch của hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây lúc đó gặp rất nhiều khó khăn, cán bộ thiếu về số lượng lại chưa được đào tạo về chuyên môn, phương tiện làm việc rất hạn chế. Nhưng bằng kinh nghiệm của những người đã từng cầm cày, cầm búa, cầm súng, cộng với lòng nhiệt tình và đạo đức cách mạng. Những cán bộ lúc đó vẫn hoàn thành được nhiệm vụ Chính trị của cơ quan qua các thời kỳ kế hoạch.
    ã Thời kỳ1945-1954.
    Sau khi được thành lập, Uỷ Ban Kế Hoạch của hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây lúc đó đã tiến hành ngay việc xây dựng kế hoạch nhằm phát triển kinh tế trong thời kỳ chiến tranh góp phần vào thắng lợi chung của cả nước.
    ã Thời kỳ 1955-1960.
    Hoà bình được lập lại ở miền bắc cũng là lúc Uỷ Ban Kế Hoạch của Hà Đông và Sơn Tây tiến hành xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh và cải tạo phát triển kinh tế. Các kế hoạch 2 năm ( 1956-1957) và kế hoạch 3 năm ( 1958-1960) đã góp phần thực hiên thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ ở miền Bắc. Đảm bảo quyền làm chủ của người lao động, đem lại ruộng đất cho dân cày, vĩnh viễn xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện phong trào hợp tác hoá và cải tạo tư bản tư doanh ở hai tỉnh. Sau kế hoạch 3 năm có 75% số hộ nông dân của hai tỉnh đã vào hợp tác xã. Các cơ sở Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau tiếp quản đã được phục hồi, lập các xí nghiệp công tư hợp doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tăng nhiều lần so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục của hai tỉnh đều có bước phát triển rõ rệt. Số trường lớp và số người đi học tăng lên, phong trào xóa mù chữ phát triển, đời sống nhân dân và cán bộ công nhân tăng đáng kể so với trước.
    ã Thời kỳ 1961-1965.
    Cùng với TƯ, kế hoạch 5 năm (1961-1965) của hai tỉnh trong giai đoạn này là tập trung công nghiệp hoá. Một số cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của hai tỉnh đã được xây dựng, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi. Cùng với quá trình xây dựng kinh tế là quá trình xây dựng lực lượng cán bộ của Uỷ Ban Kế Hoạch Hà Đông và Sơn Tây.
    Nhìn chung trong 10 năm 1955-1965 cơ chế kế hoạch hoá vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lấy các chỉ tiêu pháp lệnh để điều hành nền kinh tế.
    ã Thời kỳ 1966-1975.
    Năm 1965 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sát nhập thành tỉnh Hà Tây. Uỷ Ban Kế Hoạch Hà Tây ở giai đoạn này có gần 70 cán bộ trẻ khoẻ, hầu hết đã được đào tạo ở các trường đại học và trung học. Vì vậy tuy trong thời chiến song công tác kế hoạch vẫn được nâng cao và phát huy có hiệu quả. Công tác kế hoạch từ 1965-1975 là kế hoạch trong thời chiến, vừa đảm bảo sản xuất, vừa sẳn sàng chiến đấu. Kế hoạch tập trung cho việc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, nhất là đập tan cuộc tập kích chiến lược bằn pháo đài bay B52 của Mỹ ở miền bắc. Mặt khác kế hoạch cũng chuẩn bị cho việc góp phần với TƯ giải phóng hoàn toàn miền Nam. Kế hoạch tuyển quân của tỉnh đã được vạch ra hàng tháng và hàng quý. Năm nào chúng ta cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao quân và giao nộp lương thực. Hàng năm giao nộp trên dưới 7 vạn tấn lương thực, trên 5000 tấn thịt lơn hơi.
    Do những cố gắng của toàn đảng toàn dân và sự vươn lên của ngành kế hoạch trong tỉnh, nên mặc dù chiến tranh, sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh vẫn được ổn định. Sản xuất lương thực bình quân đầu người vẫn đạt 303 Kg/năm. Trên 650 trường học đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, trong đó có 19 trường cấp 3, gần 40 vạn con em được đi học.
    Trong 10 năm này ( 1966-1975 ) cơ chế kế hoạch hoá vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung, dùng các chỉ tiêu pháp lệnh để điều hành. Cơ chế kế hoạch này tuy áp đặt, mệnh lệnh song phù hợp với tình hình thời chiến. Đã huy động kịp thời sức người sức của phục vụ cho cuộc chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Đồng thời góp phần vào thắng lợi lịch sử của đất nước, thắng lợi giải phóng hoàn toàn miền Nam, giải phóng dân tộc.
     
Đang tải...