Luận Văn Tại sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây ​


    Thông tin chi tiết


    Mở đầu

    Qua thời gian được đào tạo một cách khoa học và đầy đủ tại Khoa Kế hoạch & Phát triển trường đại học Kinh Tế Quốc Dân về các kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên môn, dưới dự truyền đạt và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Tháng 1 năm 2003 những sinh viên khoá 41 chúng em được nhà trường và khoa tạo điều kiện để tiến hành đợt liên hệ thực tế với mục đích để hiểu sâu hơn những kiến thức đã được học trên giảng đường đại học và trên thực tế chúng được vận dụng như thế nào vào những công việc cụ thể. Qua quá trình tìm hiều và liên hệ em đã xin được về thực tập tại phòng Tổng hợp- Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây. Sau năm tuần chúng em đã thực hiện xong giai đoạn thực tập tổng hợp, đây là thời gian mà em đã tìm hiểu được về lịch sử phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây cũng như các kết quả đạt được và phương hướng hoạt động trong thời gian tới cùng với những tồn tại chưa được giải quyết. Qua đó có thể tìm ra những giải pháp để khắc phục một trong những điều còn tồn tại.

    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đặc biệt là Tiến sĩ Bùi Ngọc Linh cùng toàn thể các bộ Phòng Tổng hợp cũng như Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây đã giúp em hoàn thành tốt báo cáo này.

    Hà Nội, ngày 20/2/2003

    Sinh viên thực hiện

    Nguyễn Thị Thuý Oanh





    PHẦN I

    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TÂY.


    I/. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


    Cùng với ngành Kế hoạch của cả nước ngày 8- 10-1955 Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tây ra đời. Lớn lên cùng đất nước trong suốt thời kỳ chiến tranh và cả khi đã hoàn toàn giải phóng, Kế hoạch Hà Tây đã bước những bước đi vững chắc sát cánh với cả nước bước vào thế kỷ mới mặc dù đã gặp không ít những bước thăng, trầm trong quá trình phát triển.

    1. Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung (1955- 1986)

    1.1. Giai đoạn 1955- 1960.


    Sau khi được thành lập tiền thân của Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tây hiện nay là cơ quan kế hoạch của hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây cũ đã tiến hành ngay kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh hai năm (1955- 1957) và kế hoạch cải tạo kinh tế 3 năm (1957- 1960). Hai kế hoạch này đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống vất chất và tinh thần của nhân dân so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Do vừa thành lập, hơn nữa lại phải tập trung cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, Uỷ ban kế hoạch của mỗi tỉnh lúc này chỉ có hơn chục cán bộ.

    1.2. Giai đoạn 1961- 1965.


    Thời kỳ này một số cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của tỉnh đã được xây dựng, nhất là các công trình thuỷ lợi (vốn đầu tư cho nông nghiệp và thuỷ lợi chiếm gần 53% tổng vốn đầu tư ). Cũng trong thời gian này quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xác lập, kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã chiếm vị chí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, cơ chế kế hoạch hoá vẫn là cơ chế tập trung mệnh lệnh, nền kinh tế được điều hành bằng các chỉ tiêu pháp lệnh


    1.3. Giai đoạn 1966- 1975.

    Năm 1965 đánh dấu sự ra đời của tỉnh Hà Tây từ việc sát nhập hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Thời gian này Uỷ ban kế hoạch Hà Tây có gầ 70 cán bộ trẻ, hầu hết là có trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp, có năng lực và lòng nhiệt tình cao. Do vậy, chất lượng công tác kế hoạch đã được nâng cao và phát huy hiệu quả tốt. Từ 1966 đến 1975 kế hoạch hoá ở Hà tây cũng như trong cả nước mang tính chất kế hoạch hoá trong thời chiến: kế hoạch được lập ra vừa đảm bảo cho sản xuất, vừa đảm bảo cho sẵn sàng chiến đấu. Cùng với các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội các kế hoạch tuyển quân cũng được soạn cho từng tháng, quý, năm. Trong hầu hết các năm của thời kỳ này Hà tây đều hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

    Thời kỳ này cơ chế kế hoạch hoá vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nhưng nó lại đặc biệt phù hợp với tình hình có chiến tranh của chúng ta lúc đó, góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.


    1.4. Giai đoạn 1976- 1985.

    Một năm sau khi thống nhất đất nước tỉnh Hà Sơn Bình được thành lập và bước vào xây dựng kế hoạch 5 năm đầu tiên trong thời kỳ độc lập. Trong thời gian thực hiện kế hoạch này tỉnh gặp phải một trở ngại rất lớn đó là việc năm huyện và một thị xã của Hà Sơn Bình lại trở về Hà Nội, 2/3 số cơ sở vật chất nay không còn nằm trong quyền quản lý của tỉnh. Khó khăn này đã làm cho kế hoạch gần như bị phá sản, các cân đối bị đảo lộn, các chỉ tiêu đạt được ở múc rất thấp. Tuy đất nước đã thống nhất, song biên giới phía bắc và phía tây nam của ta vẫn còn rất nhiều vấn đề phức tạp. Do vậy kế hoạch 5 năm lần này của Hà Sơn Bình vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố của thời chiến.

    Sau kế hoạch 1976- 1980 Hà Sơn Bình bước vào xây dựng tiếp kế hoạch 1981- 1985.Đây là thời kỳ mà cán bộ của Uỷ ban kế hoạch đã được bổ xung cùng với việc rút kinh nghiệm của thời kỳ kế hoạch trước nên kế hoạch lần này đã đạt được những kết quả khá cao góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân trong tỉnh.


    1.5. Giai đoạn 1986- 1990.

    Đây là thời gian diễn ra đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với nhiều đường lối đổi mới quan trọng như: Chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nghị quyết 217 của Hội đồng bộ trưởng về giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp . Nghị quyết 10 của bộ chính trị vế khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Song trong công tác kế hoạch thì chưa có sự đổi mới rõ ràng. Đội ngũ cán bộ của Uỷ ban kế hoạch tỉnh tiếp tục được bổ sung và đào tạo, tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm 1986- 1990 đạt kết quả cao.


    2. Thời kỳ đổi mới kế hoạch 1991- 2000.

    Giai đoạn 1991- 1995

    Bước vào thập kỷ 90 nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Và theo đó là sự đổi mới của công tác kế hoạch từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung mệnh lệnh sang kế hoạch hoá định hướng thị trường. Cũng trong thời gian này, năm 1991 Hà Sơn Bình lại có sự thay đổi về địa giới hành chính một lần nữa: tình Hoà Bình tách ra, năm huyện và một thị của Hà Nội đã nhập lại tái lập nên một Hà Tây như ngày mới thành lập.

    Cùng với cả nước ngành kế hoạch Hà Tây bước vào thời kỳ đổi mới với một sự quyết tâm và nhiệt thành cao tiến hành xây dựng kế hoạch 5 năm 1991- 1996. Các cân đối giá trị đã được sử dụng trong tính toán, các chỉ tiêu pháp lệnh đã được giảm một cách đáng kể, trong kế hoạch đã tập trung vào việc xây dựng các chiến lược dài hạn, cùng với một số ngành khác tiến hành đề ra các chương trình phát triển kinh tế ngành,vùng và kinh tế- xã hội trong toàn tỉnh. Chủ trì và tham gia xây dựng, thực thi 15 dự án với đối tác nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 200 triệu USD.
     
Đang tải...