Báo Cáo Tại Sở Giao dịch Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 31-33 Ngô Quyền Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Danh mục viết tắt 1

    LỜI MỞ ĐẦU 2

    PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ SGD NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , 31-33 NGÔ QUYỀN - HÀ NỘI. 3

    1.1. Quá trình hình thành và phát triển SGD: 3

    1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD: 5

    1.2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức của SGD NHTMCP Ngoại thương VN 6

    1.2.2. Cơ cấu chức năng các phòng ban bao gồm 5 nhóm 6

    PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SGD NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 9

    2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. 9

    2.1.1.Công tác tài chính 9

    2.1.2 Công tác huy động vốn: 10

    2.1.3 Công tác hoạt động XNK 12

    2.1.4 Hoạt động thẻ 13

    PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 14

    3.1 Những kết quả đạt được: 15

    3.2 Một số mặt còn tồn tại 16

    3.3 Một số kiến nghị và đề xuất 16












    Danh mục viết tắt

    Từ viết tắt Nội

    NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

    NHNT Ngân hàng Ngoại thương

    NHNN Ngân hàng nhà nước

    TCKT Tổ chức kinh tế

    TCTD Tổ chức tín dụng

    DNNN Doanh nghiệp nhà nước

    DS Doanh số

    HSC Hội sở chính

    TDCT Tín dụng chứng từ

    TMQT Thương mại quốc tế

    NHTM Ngân hàng thương mại

    XK Xuất khẩu

    NK Nhập khẩu

    L/C Letter of Credit _ Tín dụng thư

    VCB H.O Vietcombank Head Office – Hội sở chính, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hà Nội

    SGD Sở Giao Dịch







    LỜI MỞ ĐẦU



    Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng, là cơ hội để mỗi sinh viên bước đầu vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị thực tập.

    Sau quá trình học tập,nghiên cứu về lý luận và các vấn đề lý thuyết tại trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ em đã được thực tập tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam 31-33 Ngô Quyền Hà Nội. Trong thời gian thực tập ở đây, em đã được tạo cơ hội để tiếp cận và tìm hiểu thực tế về đặc điểm, cơ cấu tổ chức cũng như tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua đó em đã bước đầu trang bị được những kinh nghiệm cơ bản cho bản thân.

    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ths.Nguyễn Văn Đức cùng với các cô chú, anh chị tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

    Báo cáo của em được chia thành 3 phần:

    Phần 1: Khái quát về Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam 31-33 Ngô Quyền Hà Nội.

    Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam.

    Phần 3: Một số nhận xét và đề xuất kiến nghị.

    Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cóa của em không tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.


    PHẦN 1

    KHÁI QUÁT VỀ SGD NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , 31-33 NGÔ QUYỀN - HÀ NỘI.

    1.1. Quá trình hình thành và phát triển SGD:

    Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Quản Lí Ngoại Hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương ( nay là NHNN ). Tại thời điểm này, NHNT đóng vai trò là Ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác .

    Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ: NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành hệ thống nhất trong cả nước gồm 2 cấp: NHNN là cấp quản lí và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc, gồm Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

    Đến ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403- CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Với 02 pháp lệnh được ban hành, NHNT về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.

    Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

    Ngày 02/06/2008, theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc NHNN, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành từ NHTM Nhà nước thành NHTMCP lấy tên là NHTMCP Ngọai thương, tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Ioint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam.

    Cùng với sự phát triển của NHNT Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Trung ương và SGD NHNT cũng ngày một phát triển, mở rộng về quy mô lẫn nghiệp vụ.

    Năm 1991, SGD NHNT TW được thành lập. Trong thời gian đầu thành lập, SGD là đơn vị phụ thuộc VCB H.O, thực hiện các hoạt động của VCB H.O. SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của NHNT VN, là cầu nối cho NHNT VN với khách hàng của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...