Tiểu Luận Tại sao Việt Nam chủ trương đa phương hoá các đối tác quan hệ, đa dạng hoá các hình thức quan hệ kin

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” là xu thế chung của thời đại ngày nay. Quốc gia nào cũng tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi và phát huy tiềm năng thế mạnh của đất nước để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Mỗi nước có đường lối chính sách đối ngoại riêng của mình để thực hiện điều đó, Đảng cộng sản Việt Nam qua các kỳ ĐH nhất là ĐH 6, trên cơ sở xác định , nhận thức đúng đắn vấn đề của thời đại hiện nay, đánh giá đặc điểm tình hình thế giới và xu hướng chủ yếu trong quan hệ quốc tế đã đề ra được đường lối phát triển phù hợp cho đất nước , trong đó có đường lối đối ngoại ở từng giai đoạn cụ thể mà tại văn kiện ĐH 8 của Đảng đã chỉ rõ, Phương hướng công tác đối ngoại đến năm 2020 là: “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoa1quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển”.
    Đại hội XI của Đảng (2011) đánh dấu bước phát triển mới trong chủ trương hội nhập quốc tế với sự khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”4. Chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” được Đại hội nêu ra thể hiện tầm nhìn chiến lược toàn diện của Đảng. Đây không chỉ là sự chủ động, tích cực hội nhập riêng ở lĩnh vực kinh tế và một số lĩnh vực khác, mà là sự tích cực mở rộng hội nhập với qui mô toàn diện, trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh . Bước phát triển này trong nhận thức và tư duy đối ngoại của Đảng, phản ánh những nhu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong bối cảnh quốc tế mới. Trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Đó là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể. Cần kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước5.

    [HR][/HR]4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.235-236

    5 Xem: Những điểm mới và nội dung quan trọng trong Văn kiện Đại hội XI, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 9//4/2011
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...