Tiểu Luận Tại sao pháp luật quy định Ngân hàng nhà nước chỉ được tái cấp vôn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa

    Đề bài
    : Tại sao pháp luật quy định Ngân hàng nhà nước chỉ được tái cấp vôn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng ? Thực trạng thực hiện hoạt động của Ngân hàng nước trong 2 năm qua.?
    Bài làm.

    Để thực hiện chính sánh tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng nhiều loại công cụ trong đó có công cụ tái cấp vốn.
    Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá.
    Mục tiêu:
    + Đáp ứng vốn kịp thời cho các NHTM
    + Điều tiết lượng tiền trong lưu thông phù hợp với mục tiêu.
    Hoạt động tín dụng của Ngân hang Nhà nước cho vay, theo hình thức này, thì Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức dụng là ngân hàng vay ngắn hạn , vay ngắn hạn theo hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Tại Điều 17 luật ngân Ngan hang Nhà nước 1997 (sửa 2003).hiện luật ngân hàng 2010 và luật tổ chức tín dụng 2010 điều chỉnh vấn đề này.
    Theo quy định của pháp luật hiện hành tổ chức tín dụng được vay vốn của NHNN là các tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay ngắn hạn bằng việc tái cấp vốn của NHNN thông qua các hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, cho vay, cầm cố chứng từ có giá.
    Ngoài ra TCTD là ngân hàng trong trường hợp đặc biệt tạm thời mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn cho hệ thống các tổ chức dụng thì NHNN sẽ là đứng ra cho vay như cứu cánh cuối cùng.
    Tái cấp vốn hình thành trên cơ chế NHNN cho các TCTD là ngân hàng vay trên cơ sở bù đắp thiếu hụt trong thanh toán để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các TCTD để cung ứng vốn cho khách hàng, tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự kiểm soát của NHNN.
    Khi nhu cầu của khách hàng cần vốn lên cao trong khi các tổ chức tín dụng thiếu tiền ( với vai trò là chủ thể duy nhất được quyền phát hành tiền và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia NHNN không kinh doanh tiền tệ, không trực tiếp giao dich với khách hàng mà phải thông qua ngân hàng trung gian là các tổ chức tín dụng) thì TCTD là ngân hàng sẽ gởi yêu cầu lên NHNN để vay, NHNH dựa vào hồ sơ tín dụng để cho TCTD vay.
    NHNN cung ứng tiền cho TCTD khi dựa vào tình hình thực tế của đất nước. Nếu như tình hình đất nước lạm phát lên cao thì NHNN sẽ điều chỉnh tăng lãi suất vay ngắn hạn nhằm mục đích hạn chế lượng tiền lưu thông trên thị trường, Để tránh tình trạng lạm phát khi bơm tiền vào thị trường quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát.Để đảm bảo có thể rút vốn về khi cần thiết tạo tính linh hoạt để các ngân hàng huy động vốn thêm từ bên ngoài,nhanh chóng thu nguồn vốn về để đảm bảo ổn định tỷ giá cho kinh tế thị trường. Ngược lại nếu như tình hình đất nước giảm lạm phát thì NHNN sẽ tiên hành giảm lãi suất vay ngắn hạn nhằm mục đích phân bổ hợp lý số tiền lưu thông trên thị trường, kích thích kích cầu, nâng cao tỷ giá, kích thích sử dụng tiền , Như vậy TCTD là ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách của NHNN.
    Vai trò của TCTD là ngân hàng có vai trò quan trọng sau.
    1.Vai trò trung gian Tổ chức tín dụng hay thương gọi là Ngân hàng trung gian( NHTG) đứng giữa ngân hàng Trung ương với khách hàng
    Các NHTG một mặt giao dịch trực tiếp với công chúng (các khách hàng), mặt khác trực tiếp giao dịch với Ngân hàng Trung ương (NHTW). Trong khi NHTW chỉ giao dịch với NHTG và Chính phủ và hầu như không trực tiếp giao dịch với khách hàng.
    Thông thường, các chính sánh của NHTW tác động trực tiếp đến NHTG các ngân hang này đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động chính sách tiền tệ, tài chính của NHTW ( như việc phát hành tiền, điều chỉnh lãi suất, thay đổi hạn mức dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, thay đổi khung chênh lệch tỷ giá hối đoái )Đến khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Ngược lại, cũng qua các NHTG và các định chế tài chính trung gian khác , tình hình sản lượng , giá cả, công ăn việc làm nhu cầu tiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá của nền kinh tế được phản hồi về cho NHTW để NHTW có chính sách điều tiết thích hợp với từng trường hợp cụ thể.
    Vai trò trung gian của NHTG( các tổ chức tín dụng) giữa NHTW với khách hàng và nền kinh tê cảu trung gian tài chính được thực hiện qua sơ đồ sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...