Luận Văn Tại sao nước ta phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy ta phải làm

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại sao nước ta phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy ta phải làm gì ?liên hệ với Hà Nội



    LỜI NÓI ĐẦU
    Đất nước Việt nam chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt và hậu quả của chúng để lại rất nặng nề, tình hình đất đất nước gặp phải nhiều khó khăn.
    Chúng ta phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: diệt giặc đói, giặc dốt . Chính vì thế mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra những chính sách những đường lối để phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Công cuộc đổi mớ và phất triển đất nước được coi là chính thứ bắt đầu và toàn diện từ năm 1986 tại Đại hội VI Đảng đến nay được 17 năm. Công cuộc đó diễn ra là nhờ có sự chuẩn bị sâu xa từ nhiều năm trước, từng phần, ngay sau cách mạng tháng Tám cách đây 58 năm ,trong 3 thập kỷ vừa kháng chiến vừa kiến quốc .Suốt quá trình đó là những cố gắng kiên trì không mệt mỏi để đi tìm con đường ,bước đi,cách làm phù hợp vơi đât nước ta . Chúng ta không sao chép không dập khuôn của nươc ngoài,đó là sự kết hợp những sáng kiến “phá rào” của nhân dân của cơ sở với những bước tiến trong chính sách, trong chỉ đạo của các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà Nước. Tại đại hội đảng 7 , đảng ta đã quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đại hội IX đánh giá việc thực hiện chiến lược và quyết định Chiến lược phát kinh tế – xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI : chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghệp.
    Công cuộc đổi mới đó đươc coi la thực sự song bài viết này chỉ xin dề cập đến vấn đề đổi mới kinh tế – xã hội,phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    NộI DUNG
    I.KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
    1.1. Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta .
    1.1.1.Đặc tính chung thống nhất của nền kinh tế thị trường .
    Kinh tế hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế – xã hội. Kinh tế hàng hoá là loại hình kinh tế tiến bộ, là nấc thang cao hơn kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc trong sự phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “ đầu ra ”của sản phẩm đều thông qua thị trường.
    Ngày nay không ai phủ nhận vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội; không ai phủ nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường trong nhiều chế độ xã hội khác nhau, không ai còn ngây thơ cho rằng kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Đảng ta khẳng định rằng : “sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng “.
    Trong xã hội nếu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì tất yếu có thị trường. Quy mô của lưu thông hàng hoá và sức mua của xã hội quyết định dung lượng thị trường. Đến lượt mình, sử dụng, mở rộng và lành mạnh hoá thị trường lại có tác dụng thúc đẩy và lưu thông hàng hoá phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Thị trường gắn liền với lĩnh vực lưu thông hàng hoá, thị trường hình thành ở đâu có cung - cầu hàng hoá, nói đến thị trường là nói đến hàng hoá, giá cả, tiền tệ, người bán, người mua .Thị trường là tổng hoà những mối quan hệ mua - bán trong xã hội, được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử kinh tế -xã hội nhất định. Cơ sở của thị trường là sự phân công lao động xã hội, sản xuất và sức mua của xã hội .
    Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Cơ chế thị trường ở đây là cơ chế kinh tế nảy sinh một cách tất yếu từ sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, qua thị trường để tự điều chỉnh và cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật khách quan như : giá trị, cung – cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Cơ chế thị trường đòi hỏi phát triển sản xuất hàng hoá, mọi sản phẩm là hàng hoá hoặc có tính hàng hoá, mở rộng thị trường về mọi phương diện, tự do sản xuất kinh doanh, tự do thương mai, đa dạng hoá hình thức sở hữu và hình thức phân phối. Trong đó nó có các đặc trưng: đặc trưng cơ bản nhất là cơ chế hình thành giá cả một cách tự do, người bán và người mua thông qua thị trường để xác định giá cả, đặc trưng cơ bản thứ hai là lựa chọn tối ưu hoá các hoạt động kinh tế để đạt được lợi nhuận tối đa. Cơ chế thị trường chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế hàng hoá. Sự can thiệp của Nhà Nước phải thích hợp với yêu cầu của các quy luật đó như : Nhà nước phải sử dụng chủ yếu các công cụ, biện pháp kinh tế, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách kinh tế xã hội . để tác động tới thị trường, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp cho phù hợp.
    Kinh tế thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế rất linh hoạt, mềm dẻo, nó có tác dụng kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm thường xuyên đến đỏi mới kĩ thuật, công nghệ quản lý, nhu cầu và thị hiếu của nguời tiêu dùng, nó có tác dụng lớn trong tuyển chọn các doanh nghiệp và các cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Về mặt tiêu cực, trên thị trường chứa đựng những tính tự phát, nhiều yếu tố bất ổn, mất cân đối. Các nhà sản xuất kinh doanh vì chạy theo lợi nhuận gây ra niều hậu quả xấu như: môi trường bị huỷ hoại, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phá sản, thất nghiệp, phân hoá xã hội cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ . để hạn chế những khuyết tật đó, đòi hỏi nhà nước phải quản lý nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, định hướng, . Cơ chế thị trường chịu sự tác động rất mạnh của các quy luật kinh tế hàng hoá, do đó sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá.
    1.1.2 Tính đặc thù của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
    Phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng. Đối với nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên nền sản xuất hàng hoá lớn xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phải phát triển kinh tế hàng hoá .K inh tế hàng hoá khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp,đẩy mạnh phan công lao đông xã hội phát triển các nghành nghề tạo việc làm cho người lao động ,khuyến khích ứng dụng công nghệ-kỹ thuật mới nhằm tạo năng suất lao động xã hội cao tăng số lượng chất lượng hàng hoá .Vì vậy phát triển kinh tế hàng hoá coi là chiếc đòn xeo để xây dựng chủ nghĩa xã hội là phương tiện khách quan để xã hội hoá xã hội chủ nghĩa nền sản xuất .Nền kinh tế thị trường nước này không thể là bản sao của nền kinh tế hàng hoá của nước khác.

     
Đang tải...