Tiểu Luận Tại sao nói lao động và ngôn ngữ có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành ý thức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức nhưng trong đó cơ bản nhất và trực tiếp nhất là nhân tố lao động và ngôn ngữ.
    1. Lao động có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành ý thức
    Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người; là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại; là quá trình trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự thay đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Nhờ có lao động con người tách ra khỏi giới động vật. Một trong những sự khác nhau căn bản giữa con người và động vật là ở chỗ động vật sử dụng những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, còn con người nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phục vụ mục đích của mình. Chính thông qua hoạt động lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc con người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Vì thế có thể nói khái quát rằng lao động tạo ra ý thức tư tưởng hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao động.
    Ví dụ: Từ thời xa xưa con người đã biết trồng lúa nước tuy nhiên cách trồng của họ rất đơn giản và không những không mang lại năng suất cao mà còn bị thiệt hại do thiên tại, sâu bệnh. Nhưng sau quá trình lao động hết mùa vụ này đến mùa vụ khác, con người rút ra được những kinh nghiệm nhất định, họ sáng tạo và ngày càng ý thức được việc trồng lúa sao cho hiệu quả. Từ đó, họ biết cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hay các loại máy móc để nâng cao năng suất cũng như giảm bớt khó khăn trong quá trình lao động.
    2. Ngôn ngữ có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành ý thức
    Trong xã hội loài người, lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội. Vì vậy nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện. Chính nhu cầu đó đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ý thức không phải thuần túy là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
    Ví dụ: Con người từ rất lâu đã biết sử dụng các kí hiệu, hình vẽ để giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Nhưng khi đời sống ngày càng phát triển con người phải giao tiếp với nhau thường xuyên hơn thì hình thức ngôn ngữ này trở nên phức tạp và không còn phù hợp. Do đó dần dần họ ý thức được cần phải tìm ra một loại ngôn ngữ khác giúp giao tiếp trở nên dễ dàng hơn. Trong đời sống giao tiếp ngày nay con người rất coi trọng ngôn ngữ mà mình sử dụng. Hay như trong quá trình giao tiếp, trao đổi với nhau những người nông dân tích lũy được những kinh nghiệm quý báu. Đó cũng là một hình thức ngôn ngữ ảnh hưởng đến nhận thức.
    Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức chính là nhân tố lao động và ngôn ngữ.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009.
    2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lênin ( dung trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2004.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...