Tiểu Luận Tại sao nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. M

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tại sao nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. Mác

    bài làm

    Các Mác - Nhà kinh tế chính trị học, Nhà triết học thiên tài của Đức đã để lại cho nhân loại biết bao học thuyết mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị . Có thể nói học thuyết giá trị thặng dư là một phát hiện vĩ đại nhất của Mác ở thế kỷ XIX. Nó là "viên đá tảng" trong toàn bộ học thuyết của ông.
    Chúng ta, ai cũng biết rằng: bất cứ một học thuyết kinh tế nào ra đời hay hình thành cũng đều dựa trên hai tiền đề là thực tiễn và học thuyết . Bởi lẽ tư duy học thuyết bắt nguồn từ thực tiễn rồi quay trở lại thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của học thuyết . Hơn nữa một đặc điểm kinh tế của Các Mác là tính kế thừa và tính phê phán: kế thừa cái đã có, còn đúng và phê phán để tìm ra những hạn chế của học thuyết đã có để lọc bỏ, bổ sung, sáng tạo, phát triển và hoàn thiện. Học thuyết kinh tế của Các Mác được trình bày trong tác phẩm vĩ đại của ông là Bộ "Tư bản". Trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến một học thuyết vĩ đại nhất của ông , đó là học thuyết giá trị thặng dư.
    Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác ra đời trong bối cảnh lịch sử Tây Âu của những năm 40 thế kỷ XIX:
    - Về thực tiễn kinh tế : lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trên thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành. Chính nó đã tạo ra cơ sở vật chất để các phạm trù kinh tế với tư cách là bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ khá rõ nét.
    - Về thực tiễn chính trị xã hội : là thời kỳ có nhiều biến đổi về chính trị và xã hội đã và đang diễn ra (Cách mạng phản phong kến của Pháp, Công xã Pari và phong trào công nhân Pháp, Phong trào hiến chương, Cuộc cách mạng tư sản 1848 mang tính toàn châu Âu). Đó là những chất liệu quý giá cho sự hình thành các học thuyết của Các Mác .
    - Về tiền đề lý luận: Các Mác đã dựa vào kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ( W. Petty, A.Smith, D.Ricardo), chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp, Triết học cổ điển Đức (Hêghen và Phoiơbắc).
    Các Mác đã kế thừa những tư tưởng của nhân loại, sửa đổi, bổ xung và phát triển học thuyết kinh tế của mình ở trình độ cao hơn.
    Lênin đã nhận xét: "Tất cả thiên tài của C.Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. C.Mác đã kế thừa tất cả những cái gì t
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...