Báo Cáo Tại sao nhà Nguyễn mất nước?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại sao nhà Nguyễn mất nước?


    Dẫn luận
    Đại Nam cuối thế kỉ XIX phải đối mặt với nguy cơ bị xâm lược bởi chủ nghĩa đế quốc. Triều đình nhà Nguyễn, với tư cách là đại biểu giai cấp phong kiến bấy giờ, lãnh trách nhiệm lịch sử, lèo lái con thuyền dân tộc. Mỗi quyết định và sự ứng xử của nó quyết định vận mệnh của toàn thể quốc gia dân tộc Việt Nam.
    Thực tế, cuối thế kỉ XIX, Đại Nam trở thành thuộc địa của Pháp, bắt buộc phải chấp nhận làm thân phận nô lệ cho ngoại bang. Điều ấy chỉ cho phép ta hiểu: nhà Nguyễn đã không làm tròn được trọng trách mà lịch sử trao cho nó. Đó là kết quả của quá trình từng bước lún sâu vào khủng hoảng nhưng lại bế tắc, không thể tháo gỡ của Đại Nam. Những mâu thuẫn, bất đồng ứ đọng trong xã hội cứ thế tích tụ dần và ngày càng đẩy đất nước đến chỗ rối loạn, suy yếu. Việt Nam, vì thế, trước nguy cơ bị xâm lăng chẳng khác nào một cơ thể ốm yếu đầy bệnh tật, run rẩy trước bệnh dịch nhưng khăng khăng không chịu (hay không thể) uống thuốc.
    Bằng bất cứ cách lí giải nào, chúng ta phải thừa nhận rằng sở dĩ Nhà Nguyễn lún sâu vào trong mâu thuẫn chính là vì từ trong nó (từ trong bản chất của nó) nó có lí do (có khả năng) để hành động như vậy. Rõ ràng, khi theo sát qýúa trình lịch sử trong thế kỉ XIX, hoàn toàn có thể nhìn thấy một chuỗi sự kiện logic,liên tục, mà, chính từ đó, triều đình Huế mâu thuẫn với quần chúng nhân dân, rồi tự mâu thuẫn với chính mình.
    Những phân tích về nguyên nhân mất nước của nhà Nguyễn chủ yếu tập trung vào hai luận đề: “không tin dân” và “không làm cải cách”. Nói cách khác,lẽ ra triều đình Huế đã phải làm được ít nhất một trong hai việc đó, nhưng nó đã không làm được gì, bối rối trước mọi tình hình, dần đánh mất vai trò của mình.
    Liệu nhà Nguyễn có cơ hội thay đổi kết quả mất nước năm 1883 không? Câu hỏi đó chắc sẽ còn vương lại trong đầu của mọi nhà nghiên cứu sử học.



    MỤC LỤC

    A. Dẫn luận 2
    B. Triều đại không có lòng dân 3
    1. Lỗi lầm của cầu viện 3
    2. Sự đáp trả của triều đình 4
    3. Những quyết đinh sai lầm 5
    4. Lời biện hộ cho cái “không thể khác” 6
    C. Đất nước “không thể cải cách” 7
    1. Nông nghiệp- nỗi băn khoăn của Đại Nam 7
    2. Thương nghiệp-nỗi vô vọng của nền kinh tế 9
    2.1. Tiểu thủ công nghiệp hạn chế-Thương nghiệp kém phát triển 9
    2.2. Thực sự không thể trông chờ vào thương nghiệp 11
    3. Không thể cải cách 12
    3.1. Vướng mắc của chính trị 12
    3.2. Con người Việt Nam và thái độ với người ÂuTây 13
    3.3. Vốn cho cải cách- không tìm được 14
    3.4. Vấn đề từ bản thân các cải cách 14
    4. Tấm gương ngoại quốc- không soi được 16
    D. Sự tìm đến Đông Dương của người Pháp 17
    1. Cơ hội từ ông hoàng mất nước 17
    2. Mục đích chính trị và kinh tế 18
    3. Thiên chúa giáo 19
    3.1. Biểu minh cho sự chia rẽ hệ tư tưởng và dân tộc 19
    3.2. Nhân tố gây mất đoàn kết dân tộc 20
    3.3. Đằng sau giáo hội là người Pháp 21
    E. Hàm Nghi- sự trớ trêu của lịch sử 21
    F. Lời kết 23
     
Đang tải...