Tiểu Luận Tại sao khi nghiên cứu về văn hóa phải sử dụng phương pháp hệ thống – chỉnh thể ? Lấy ví dụ minh họa

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 20/6/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v . Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
    Phương pháp nghiên cứu của văn hóa học là tập hợp các phương thức, thao tác và biện pháp được sử dụng để phân tích văn hóa và, ở mức độ nhất định, tạo nên đối tượng của nghiên cứu văn hóa.
    Qua các sơ đồ khái quát về các bộ phận của VHNT Việt nam hay bản thân chỉnh thể ấy, ta thấy các yếu tố không chỉ được xem xét trong quan hệ dọc mà còn được xem xét trong quan hệ ngang (qua các mối quan hệ được biểu thị bằng đường mũi tên); không chỉ được nhìn nhận trong sự hình thành mà cả trong sự vận động, tương tác lẫn nhau. Đó chính là bản chất của hệ thống.
    Đây là phương pháp nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể, mà không cắt đoạn theo địa giới hành chính hay phân giới địa lý
    Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố mà giữa các yếu tố đó có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Đây cũng được hiểu là một phương pháp, cách thức phân loại, sắp xếp sao cho có trật tự nhất.
    Chỉnh thể là khối thống nhất, trong đó có đầy đủ các bộ phận nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau
    Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, các mối liên kết cộng đồng trên cơ sở văn hóa thường tỏ ra bền vững và chịu được thử thách của thời gian hơn những mô thức liên kết khác, chẳn hạn như nhà nước hay thị trường.
    Nghiên cứu văn hóa bằng phương pháp hệ thống – chỉnh thể là nghiên cứu cấu trúc và chức năng của văn hóa. Hệ thống hay cấu trúc của văn hóa được kết cấu bởi nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng vai trò riêng. Khi nghiên cứu bằng phương pháp hệ thống chỉnh thể, phải xem xét tới mỗi bộ phận của chỉnh thể, đồng thời phải xem xét cả mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau để tạo nên hệ thống, chỉnh thể đó.
    Phương pháp hệ thống áp dụng vào việc tìm hiểu cấu trúc văn hóa cho thấy cấu trúc hệ thống văn hóa là một chỉnh thể gồm các yếu tố trong mối quan hệ tương tác; VHNT cũng là một hệ thống với nhiều yếu tố trong quan hệ với nhau như vậy.
    Sử dụng phương pháp hệ thống soi vào cấu trúc văn hóa nhận thức cho ta thấy được mối quan hệ biện chứng: đồng nhất - đối lập giữa các yếu tố (các triết lí nhận thức) và quá trình vận động, phát triển của chúng.
    Phương pháp hệ thống giúp ta khái quát được toàn bộ VHNT Việt Nam trong cấu trúc hệ thống văn hóa đồng thời giúp giáo viên giới thiệu được đầy đủ mà không sa đà, giúp sinh viên lĩnh hội, tiếp nhận dễ dàng hơn qua mô hình, nắm vấn đề sâu và vững chắc hơn.
    Phương pháp hệ thống cũng giúp ta thấy rõ đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam qua VHNT từ nguồn gốc, sự hình thành, quá trình vận động từ NTVT cho đến nhận thức con người, từ nhận thức không gian đến nhận thức thời gian trong sự đồng nhất bởi yếu tố chung: sợi chỉ đỏ xuyên suốt: tư duy nông nghiệp lưỡng phân, lưỡng hợp qua quá trình vận động: Âm dương - Tam tài - Ngũ hành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...