Tài liệu Tại sao công văn là VB k có tên loại ? Có những loại công văn nào và công dụng chính của từng loại r

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công văn là loại VB k có tên loại, đc dùng để thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác giữa các chủ thể có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ có liên quan.

    Công văn có thể là VB nội bộ hoặc VB đến và đi, với nội dung chủ yếu sau:

    - Thông báo một hoặc một vài vấn đề trong hoạt động công vụ được tạo nên do 1 VBQPPL đã ban hành;

    - Hướng dẫn thực hiện VB của cấp trên;

    - Thông báo một số hđ dự kiến xảy ra, ví dụ như về việc mở lớp đào tạo bồi dưỡng

    - Xin ý kiến về vấn đề nào đó trong hoạt động của CQ;

    - Trình kế hoạch mới, đề nghị mới lên cấp trên;

    - Xác nhận vấn đề có liên quan đến hđ của CQ;

    - Thăm hỏi, cảm ơn, phúc đáp .

    Phù hợp với từng nội dung có thể có các loại công văn như: hướng dẫn, giải thích, phúc đáp, đôn đốc, giao dịch, đề nghị, đề xuất, thăm hỏi, cảm ơn, chối từ

    Với nội dung đa dạng như vậy cần lưu ý k nhầm lẫn công văn mang tính thông báo với thông báo, công văn đề xuất với đề án, dự án hoặt tờ trình,

     Phân loại công văn:

    a/ Công văn hướng dẫn:

    dùng để hướng dẫn thực hiện một vấn đề nào đó như hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và NN. Công văn hướng dẫn gồm có 3 phần: đặt vấn đề; giải quyết vấn đề; kết luận.

    - Đặt vấn đề: nêu tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của của văn bản cần được hướng dẫn hoặc khái quát vấn đề cần hướng dẫn thực hiện.

    - Giải quyết vấn đề: nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của Chủ trương, chính sách, quyết định cần được hướng dẫn thực hiện. Qua phân tích mục đích, ý nghĩa, td của các chủ trương đó về các phg diện KT – XH nêu cách thức tổ chức và các biện pháp thực hiện.

    - Kết luận: Nêu yêu cầu phổ biến cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan biết và tổ chức thực hiện đúng tinh thần của chủ trương, chính sách, quyết định.

    b/ Công văn giải thích:

    Đây là loại công văn dùng để cụ thể hóa, chi tiết hóa nội dung của các VB như Nghị quyết, chỉ thị, về thực hiện 1 công việc nào đó mà cơ quan hoặc cá nhân nhận được chưa rõ, có thể hiểu sai, thực hiện k đúng hoặc k thống nhất. Nếu công văn hướng dẫn được viết theo ý chí chủ quan của CQ ban hành, thì công văn giải thích luôn luôn được viết theo yêu cầu của các nơi nhân công văn. Tuy nhiên, về phg diện nào đó nội dung của công văn giải thích rất gần với công văn hướng dẫn, do đó công văn giải thích có kết cấu nội dung tương tự như công văn hướng dẫn:

    - Đặt vấn đề: nêu tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của của VB cần đc giải thích cụ thể.

    - Giải quyết vấn đề: nêu các nội dung chưa rõ hoặc có thể hiểu sai của VB kèm theo nội dung giải thích cụ thể tương ứng.

    - Kết luận: Nêu các cách thức tổ chức và biện pháp thực hiện.

    c/ Công văn chỉ đạo:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...