Thạc Sĩ Tại sao có thể khẳng định tác phẩm văn học viết và văn học dân gian là hai hệ thống thẩm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận dài 9 trang:
    I/ Văn học dân gian- cội nguồn của văn học viết:
    Văn học dân gian là ngọn nguồn của nghệ thuật ngôn từ nói chung, là cái nôi thơ ca của nền văn học sơ sinh của mọi dân tộc. Ở nhiều nước, văn học dân gian vẫn thường đóng vai trò lớn trong sự phát triển về sau của văn học. Ở nước ta do tiến trình lịch sử có một số đặc thù, trong suốt thời quá khứ, cho đến mãi thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập, cơ sở của văn học dân tộc có thể nói luôn luôn là văn học dân gian. Văn học dân gian không những ra đời trước văn học viết mà còn là cội nguồn tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ, kinh nghiệm sáng tác của văn học viết.
    Văn học dân gian là sáng tác tập thể mang tính truyền miệng của nhân dân lao động. Tác phẩm văn học dân gian phản ánh và biểu hiện tâm tư, tình cảm, ý chí nguyện vọng của nhân dân. Đó là toàn bộ sinh hoạt nhân dân, là cuộc sống lao động và quan hệ gia đình của họ, là những sự kiện, những vấn đề của đời sống xã hội và lịch sử dân tộc thiết yếu đối với nhân dân như phong tục tập quán sinh hoạt, quan hệ cộng đồng làng xã, cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột. Mỗi tác phẩm phản ánh một hay nhiều khía cạnh của cuộc sống, là tiếng nói của nhân dân ta bao đời nay.
    Văn học dân gian là mảnh đất tinh luyện ngôn ngữ dân tộc giúp cho Tiếng Việt ngày càng giàu đẹp, trong sáng. Chúng ta có thể tìm trong đó những câu văn đẹp, những ý thơ hay. Là mảnh đất tập hợp những kinh nghiệm sáng tạo thẩm mĩ của nhân dân. “Nghệ thuật nhân dân tạo ra những điển hình về nghệ thuật” (Gorki). Mặc dù còn rất thô sơ, ngây thơ, tự phát nhưng văn học dân gian chứa đựng trong nó những giá trị thẩm mĩ trường tồn. “Con người có tổ, có tông/ Như cây có cội, sông có nguồn”, văn học dân gian là cội nguồn, là điểm xuất phát, là cơ sở vững chắc để cho dòng văn học viết tiếp thu và phát triển.
    Văn học viết lúc đầu viết bằng chữ Hán- đây là kết quả của sự nô dịch phong kiến phương Bắc. Từ đồng hóa về kinh tế, chính trị đến đồng hóa về văn hóa, chữ viết. Văn học Việt Nam trong nghìn năm Bắc thuộc chịu ảnh hưởng yếu tố Hán học từ ý thức hệ tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ đến các yếu tố về thể loại, ngôn ngữ. Nhưng bộ phận văn học nay là đại diện cho tư tưởng chính thống của giai cấp thông trị và xa lạ với đời sống nhân dân. Nguồn tiếp thu quan trọng là văn học dân gian. Cốt lõi giá trị của những sáng tác văn học chân chính là ở tính nhân dân, tính dân tộc. Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết thể hiện ở hình thức ngôn ngữ, ở nội dung phản ánh biểu hiên, ở thị hiếu nghệ thuật, những quan điểm thẩm mĩ, lý tưởng xã hội, những nguyện vọng và ước mơ của nhân dân bởi vì văn học dân gian có nội dung thể hiện tính dân tộc, dân chủ sâu sắc, hình thức không mang tính lai căng.
    Văn học dân gian cung cấp những yếu tố hình thức cho văn học viết. Từ kiểu kể chuyện dân gian bắt đầu hình thành lối viết truyện ngắn cho văn học viết. Thể loại văn xuôi tự sự từ những ghi chép dân gian ( “Việt điện u linh tập”, “Lĩnh Nam chích quái” ) đến sự phát triển các truyện ngắn, tiểu thuyết. Văn học Nôm ra đời, mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết trở nên chặt chẽ vì đều sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Văn học dân gian cung cấp tư liệu cho văn học Nôm, ví dụ như thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương). Nhà thơ Xuân Diệu từng nói: “ Không có văn học dân gian thì không có những môtíp trong “Truyện Kiều””. Rõ ràng là những cách sắp đặt tình tiết, xây dựng cốt truyện dân gian là những gợi ý quan trọng, những kinh nghiệm quý báu để văn học viết phát triển. Rồi đến lối dùng từ đặt câu là “khuôn vàng thước ngọc”, những thể thơ dân gian như lục bát, song thất lục bát.
    Văn học dân gian là kho trí tuệ quý báu của nhân dân lao động, đem lại cho văn học viết sự lựa chọn đề tài bởi đề tài trong văn học dân gian vô cùng rộng lớn, đủ màu sắc, trên mọi bình diện của đời sống, không bị giới hạn bởi những quan niệm đề tài sang hèn, cao thấp. Cách dùng từ cô đọng, hàm súc, cách diễn đạt bình dị trong sáng, khúc chiết rành mạch, câu ngắn gọn giàu ý nghĩa biểu đạt, các biện pháp ẩn dụ, so sánh trong ca dao tục ngữ, lối kết cấu truyện độc đáo như trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...