Tài liệu Tài sản ảo-Từ nhận thức đến bảo hộ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài sản ảo-Từ nhận thức đến bảo hộ


    vấn đề tài sản ảo trở nên “nóng” ở Việt Nam khoảng hơn một năm qua với
    trào lưu chơi trò chơi trực tuyến (online
    games - GOs). GOs có thể tạo ra tài sản ảo với giá trị lớn, đặc biệt là các GOs phổ biến. Những tài sản ảo ngày càng nhiều và giá trị cũng tăng theo, có những món đồ vật ảo được bán với giá hàng triệu đồng (như bộ đồ hoàng kim đầy đủ trong trò chơi Võ lâm truyền kì có thể có giá từ 7-8 triệu đồng).
    Trên thế giới, GOs và tài sản ảo cũng là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. GO với tên gọi “Dự án Entropia” được tạo ra ở Thụy Điển với nội dung xây dựng thế giới mới tại hành tinh Calipso và những người chơi đóng vai trò là những cư dân. Cuộc sống trên hành tinh này được mô phỏng như cuộc sống thật trên trái đất và mọi giao dịch được thực hiện bằng đồng đôla ảo. Cuộc sống thực liên hệ với cuộc sống ảo thông qua khả năng chuyển đổi tiền từ tiền thật sang tiền ảo và ngược lại với tỉ giá 10 đôla ảo bằng 1 đôla thật. Mối liên hệ này dần xóa bỏ tính “ảo” của tài sản trong trò chơi, cho nó một hơi thở của cuộc sống, khiến nó “thực” như bất cứ tài sản nào mà chúng ta đang có. Những kỉ lục qua đó được thiết lập, điển hình là trường hợp một người chơi là David Storey (người Úc) mua một
    hòn đảo trên Calipso với giá 265.000 đôla





    tại phiên đấu giá một khu nghỉ vũ trụ trên quỹ đạo của Calipso với giá một triệu đôla ảo, tức 100.000 đôla thật.(2)
    Tài sản ảo được biết đến nhiều thông qua các GOs nhưng thực tế nó gắn với rất nhiều các ứng dụng trên không gian mạng máy tính, chủ yếu là mạng Internet toàn cầu (không gian ảo hay môi trường ảo). Những không gian ảo này được tạo nên bởi các phần mềm máy tính. Trong các không gian ảo, những URL (vị trí nguồn tài nguyên thống nhất – Uniform Resource Locator) như tên miền, tài khoản thư điện tử v.v. đều là những tài sản ảo tiềm năng. Ví dụ, nếu xác định tài khoản trực tuyến (thư điện tử) là tài sản sẽ quyết định đối với vấn đề thừa kế chúng như những di sản thừa kế khác. Vấn đề này thực tế đã là đối tượng của các cuộc tranh chấp và tranh cãi phức tạp, ví dụ những tranh chấp ngày càng tăng về quyền sở hữu các tài khoản trực tuyến của các binh lính bị chết trong cuộc chiến Iraq. Những trường hợp khác, công ti Russian Standard do tỉ phú Roustam Tariko kiểm soát đã trả 3 triệu đôla để giành quyền sở hữu tên miền vodka.com hay tên miền diamond.com được bán với giá 7,5 triệu USD cho nhà bán lẻ trang sức Ice.com và tên miền sex.com được bán với giá khoảng 12 triệu USD cho một công ti có
    trụ sở tại Boston Mĩ(3) v.v

    ảo, tức 26.500 đôla thật;( 1 ) hay nhà làm

    phim độc lập Jon “Neverdie” Jacobs mua




    Việc Việt Nam đưa ra quy định phủ nhận tài sản ảo trong các GOs theo Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT- BBCVT-BCA giữa Bộ văn hóa – thông tin, Bộ bưu chính và viễn thông và Bộ công an ngày 01/6/2006 về quản lí trò chơi trực tuyến: “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến không được khởi tạo các tài sản có giá trị trong trò chơi với mục đích kinh doanh thu lợi và không được sửa đổi thông tin về tài sản, giá trị của người chơi” (khoản 5 Điều 9) chưa phải là dấu chấm hết cho vấn đề tài sản ảo. Thực tế, đây chỉ là thông tư nhằm mục đích quản lí GOs dưới góc độ quản lí nhà nước nên khó có thể “ôm” được vấn đề dân sự cơ bản là tạo nên một loại tài sản mới cho lưu thông dân sự. Điều này được khẳng định qua các cuộc tranh luận sôi nổi trong quá trình xây dựng thông tư này. Thậm chí, ông Nguyễn Thanh Hưng, vụ trưởng Vụ thương mại điện tử của Bộ thương mại bày tỏ quan điểm rất rõ ràng: Dù thế nào thì trên thực tế, việc mua bán, trao đổi tài sản trong các trò chơi điện tử vẫn diễn ra. Thậm chí, ở ngoài đời thực, thị trường nhà đất có đóng băng thì những giao dịch địa ốc ảo vẫn rất sôi động. Bộ thương mại ủng hộ việc công nhận tài sản ảo không phải vì đã có vài doanh nghiệp cung cấp games làm thế mà bởi vì thực tế
    cần như vậy.(4) Trên thực tế, một vài doanh
    nghiệp cung cấp dịch vụ GOs vẫn tìm cách khai thác khía cạnh tài sản ảo nhằm tăng tính hấp dẫn đối với người chơi. Điển hình là trường hợp thanh tra Sở bưu chính viễn thông thành phố Hồ Chí Minh vừa ra quyết định cưỡng chế buộc ngưng cung cấp trò



    chơi Ragnarok với lí do nhà phát hành trò chơi - công ti VinaGame chưa áp dụng giới hạn việc mua bán, trao đổi vật phẩm trong trò chơi. Việc cưỡng chế này chính thức áp dụng vào ngày 06/02/2007.(5)
    Tóm lại, việc nghiên cứu bản chất của tài sản ảo và khả năng bảo hộ chính là sự chuẩn bị cần thiết cho phát triển thương mại điện tử nói riêng và thị trường nói chung. Khái niệm tài sản ảo rất rộng, tuy nhiên bài viết này chủ yếu phân tích tài sản ảo trong các GOs – một loại tài sản ảo phổ biến và điển hình.
    1. Tài sản ảo - khái niệm và bản chất
    Tài sản ảo được hiểu là những tài nguyên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Khái niệm này được định hình dựa vào những quy định về tài sản của Bộ luật dân sự, trước tiên là khái niệm của quyền tài sản. Trong khoa học pháp lí không có khái niệm thống nhất về tài sản, cũng không có tiêu chí chung để dựa vào đó xác định đối tượng nào đó có phải là tài sản hay không. Những loại tài sản hiện nay được thừa nhận trong Bộ luật dân sự (vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản – Điều 163 BLDS) là kết quả của quá trình phát triển lưu thông dân sự, được thừa nhận và thể hiện trong các quy định của pháp luật. Nếu như trước đây, vỏ sò được chấp nhận như tiền ở một số vùng để làm công cụ trao đổi thì ngày nay nó không còn vai trò là loại tài sản đó nữa. Bên cạnh đó thì có loại tài sản mới xuất hiện như giấy tờ có giá. Điều này có nghĩa là việc thừa nhận hay loại bỏ một đối tượng nào đó khỏi phạm trù tài sản



    không thuần túy là ý chí chủ quan của những người làm luật mà trước tiên phải dựa vào ý nghĩa kinh tế của nó. Ý nghĩa kinh tế của tài sản ảo là hiển nhiên bởi thực tiễn nó đã là đối tượng của các giao dịch kinh tế liên quan. Điều này có nghĩa là tài sản ảo có thể trở thành loại tài sản mới trong lưu thông dân sự.
    Nếu vật - loại tài sản phổ biến nhất, không được BLDS xác định khái niệm mà vẫn không gây khó khăn cho quá trình áp dụng thì quyền tài sản lại đòi hỏi phải định nghĩa cụ thể. Điều 181 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Nguyên nhân cơ bản là khả năng tiếp cận với các loại tài sản này khác nhau. Nếu tiếp cận với vật là điều hiển nhiên với con người thông qua các giác quan của mình thì quyền tài sản không tạo cho mọi người khả năng tiếp cận mang tính vật thể, vì vậy cần phải xác định loại tài sản này thông qua giá trị thể hiện bằng tiền mới giúp chúng ta cảm nhận đầy đủ các quyền năng sở hữu, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Quyền đối với sáng chế chẳng hạn, chúng ta không thể cảm nhận được quyền của chúng ta đối với tập hợp thông tin cần và đủ để tạo thành giải pháp kĩ thuật (sáng chế), nhất là chúng ta không thể chiếm hữu được thông tin và nó có thể thành đối tượng tiếp cận đồng thời của mọi người trong xã hội. Thông qua giá trị bằng tiền của quyền đối với sáng chế này chúng ta có thể tiếp cận với sáng chế và nhất là tạo nên khả năng “chiếm hữu” nó. Bản chất phi vật thể của



    quyền tài sản không tạo nên khó khăn khi chúng ta tiếp cận thì với tài sản ảo cũng vậy. Nói một cách ngắn gọn, tài sản ảo có bản chất “rất gần” với quyền tài sản và do đó việc thừa nhận nó như một loại tài sản cũng là hợp lí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...