Tài liệu tài Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tin cấp thiết của đề tài
    Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự ngiệp phát triển của đất nước. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghịêp đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển.
    Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên 70% dân số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế nông thôn, năng suất khai thác ruộng đất và năng suất lao động còn thấp Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước ta.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa phương là rất cần thiết.
    Giao Thuỷ là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Nam Định với 92,27% dân cư sống ở nông thôn và 76,6% lao động nông nghiệp. Đời sống của nông dân còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo gần 6%. Trong những năm qua, vấn đề tăng cường quản lý Nhà nước để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện luôn được quan tâm và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Giao Thuỷ còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Giao Thuỷ một cách hợp lý.
    Từ vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định 2010 - 2015” làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng vào thực tiễn đánh giá khách quan thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thủy thời gian qua, từ đó đề ra phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thủy thời gian tới.
    - Nhiệm vụ: Với mục tiêu trên, luận văn tốt nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan về cơ cấu kinh tế; cơ cấu kinh tế nông nghiệp; thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ và trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ 2010- 2015.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng:
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp là vấn đề cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
    Đối tượng nghiên cứu cụ thể là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo phương diện ngành, lĩnh vực, không nghiên cứu theo các phương diện khác.
    - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2006 - 2009 và một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2010 - 2015.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Về phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    - Về phương pháp chuyên môn: Đề tài vận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...