Luận Văn Tại Phòng Khách hàng - ngân hàng NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    36 trang

    số liệu năm 2010

    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng với hai chức năng cơ bản nhất là huy động vốn và sử dụng vốn, là cầu nối hút vốn từ nơi nhàn rỗi, bơm vào nơi khan thiếu vốn. Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại rất quan trọng.

    Đối với Việt Nam, đất nước có dân số 84 triệu người đã có những đổi mới toàn diện trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính trên con đường hội nhập. Từ một hệ thống đơn cấp, ngành ngân hàng của Việt Nam đã chuyển mình và thay đổi theo hệ thống đa cấp. Một số lớn những ngân hàng thương mại cổ phần đã được thành lập và sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh đã làm bức tranh ngân hàng của Việt Nam thêm phần đa dạng. Có thể thấy rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần tới một hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.

    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng quốc doanh lớn, luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quá trình cổ phần hóa với thành công của đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2007 đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.

    Xuất phát từ những kiến thức đã học và tìm hiểu, sau quá trình thực tập tổng hợp tại Phòng Khách hàng – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của TS. Lương Hương Giang, cùng các cán bộ hướng dẫn thực tập tại Chi nhánh Bắc Ninh, tôi đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp.



    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH

    1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.

    2. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh

    3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh

    PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK - CHI NHÁNH BẮC NINH

    1. Hoạt động huy động vốn

    2. Hoạt động tín dụng

    3. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:

    4. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu

    5. Hoạt động đầu tư phát triển trong Ngân hàng:

    6. Một số hoạt động khác:

    7. Công tác thẩm định các dự án vay vốn:

    8. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro các dự án vay vốn

    PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH

    1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư

    2. Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch của năm 2010

    3. Định hướng đề tài và lý do chọn đề tài



    PHẦN I

    TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH


    1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.

    1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh

    1.1.1. Tên gọi: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh (Vietcombank Bắc Ninh)

    1.1.2. Trụ sở: Số 2 Nguyễn Đặng Đạo- TP Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh

    Điện thoại: 02413.811848

    Fax: 02413.811844

    1.1.3. Người đại diện: Lê Nho Ích

    1.2. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh

    Ngày 28/6/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập.

    Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản hiện tại đạt 1.135 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 20 tỷ đồng; phát hành 16.693 thẻ với 15 máy ATM; Chi nhánh đã xây dựng 01 nhà tình nghĩa tặng mẹ Liệt sỹ trị giá 20 triệu đồng; đóng góp xây 01 nhà mẫu giáo cho các cháu tại xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trị giá 50 triệu đồng.

    Vietcombank Bắc Ninh đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” năm 2008.

    2. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh:

    - Huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác.

    - Hoạt động tín dụng:

    + Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

    + Bảo lãnh.

    + Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.

    - Thanh toán XNK và kinh doanh vốn

    + Thanh toán xuất nhập khẩu và L/C.

    + Kinh doanh thẻ tín dụng nội địa và quốc tế các loại.

    + Kinh doanh ngoại tệ.

    - Dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

    3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh

    Tổng số nhân viên của Chi nhánh là 104 người, độ tuổi trung bình là 24,8 tuổi, có 3 thạc sĩ chiếm tỉ lệ là 2.88%, 11 trung cấp là 10,58%, 79 người trình độ đại học cao đẳng chiếm 75,96% còn lại là lái xe và tạp vụ chưa qua đào tạo chiếm 10,58%

    3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Vietcombank Bắc Ninh





    3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

    3.2.1. Phòng khách hàng

    * Chức năng:

    - Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh.

    - Phân tích rủi ro và thẩm định các nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và hạn chế tối đa rủi ro đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

    * Nhiệm vụ cụ thể:

    - Xây dựng kế hoạch kinh doanh:

    - Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng:

    - Triển khai các biện pháp Marketing tới khách hàng:

    - Thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với khách hàng: Căn cứ trên nhu cầu tín dụng của khách hàng, đặc điểm kinh doanh của khách hàng, ngành hàng và khả năng đáp ứng của Chi nhánh đề xuất các sản phẩm tín dụng phù hợp. Ở nhiệm vụ này trên thực tế cần phát huy hơn nữa.

    - Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lý các khoản tín dụng theo quy định hiện hành.

    - Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục đầu tư tại chi nhánh:

    - Cung cấp thông tin về khách hàng cho phòng QLN để thực hiện báo các và tờ trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

    - Chịu trách nhiệm về lợi nhuận và chất lượng tín dụng của khách hàng trong phạm vi quản lý được giao

    - Thực hiện các nhiệm vụ khách do cấp trên phân công.

    3.2.2. Tổ quản lý nợ

    * Chức năng:

    Quản lý trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/ hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Lưu và quản lý hồ so tín dụng đầy đủ và an toàn. Quản lý rủi ro tách nghiệp trong hoạt động tín dụng.

    * Nhiệm vụ:

    - Kiểm soát tính tuân thủ

    - Nhập dữ liệu vào hệ thống

    - Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng

    - Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn

    - Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay

    - Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

    3.2.3. Phòng kế toán

    * Chức năng:

    - Tổ chức hạch toán, kế toán các hoạt động kinh doanh và quản lý tài sản của toàn Chi nhánh theo đúng chế độ quy định. Hướng dẫn các phòng nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hạch toán theo dõi đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ phát sinh theo đúng chế độ quy định

    - Phụ trách bộ phận Quản lý nợ

    - Phụ trách bộ phận công nghệ thông tin của Chi nhánh.

    * Nhiệm vụ:

    - Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác

    - Theo dõi và quản lý tài khoản tiền vay của khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ kế toán tiền vay cho khách hàng.

    - Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản và mua sắm các tài sản cố định, công cụ lao động.

    - Tính toán, hạch toán thu, nộp các khoản thuế của Chi nhánh theo luật định. Lập các loại báo cáo kế toán theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng nhà nước theo đúng chế độ

    - Quản lý và chịu trách nhiệm về ký hiệu mật kế toán của Chi nhánh.

    - Thực hiện các nhiệm vụ công việc phía sau của chương trình Ngân hàng bán lẻ. Tính lãi và thu lãi các loại tiền gửi.

    - Th
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...