Chuyên Đề Tài phán hành chính, thực trạng và phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài phán

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Tài phán hành chính, thực trạng và phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài phán hành chính hiện nay.
    Tài phán hành chính là một vấn đề phức tạp, rộng lớn với nhiều chiều cạnh, liên quan và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị - xã hội. Ở Việt Nam, tài phán hành chính xuất hiện sớm và thực sự trở thành một cơ chế pháp lý nhằm giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền con người. Tài phán hành chính là một chế định dựa trên học thuyết về trách nhiệm của Nhà nước trước công dân, nó bác bỏ học thuyết đặc miễn (tức là miễn trừ) trách nhiệm của Nhà nước trong các quyết định của mình. Tài phán hành chính nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ những hành vi công vụ đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước.
    Trong công cuộc cải cách bộ máy ntrong những nội dung cơ bản mà Đảng ta xác đinh là phải thiết lập các cơ quan tài phán hành chính. Địa vị của tài phán hành chính được xác định bởi địa vị chính trị - pháp lý của hệ thống Toà Hành chính trong hệ thống toàn án nhân dân.
    Vì Ở Việt Nam, thuật ngữ “tài phán hành chính” xuất hiện một cách chính thức trong các tài liệu khoa học chưa lâu vì vậy hiện tại có nhiều quan niệm về thuật ngữ “tài phán hành chính”.
    Tuy nhiên chung nhất có thể hiểu Tài phán hành chính được quan niệm như sau:
    Theo nghĩa rộng: là tổng thể quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết tranh chấp và áp dụng chế tài theo luật định.
    Theo nghĩa hẹp: là phán quyền, tức là quyền lực của chính phủ (bên cạnh quyền hành chính) trong việc phán xét tính đúng, sai của các họat động hành chính diễn ra trên một lãnh thổ nhất định. Nó còn là thẩm quyền đặc thù của cơ quan tòa án trong việc xem xét, đánh giá, phán quyết được thể hiện trong các bản án hay quyết định của tòan án đối với một vụ việc tranh chấp hành chính cụ thể, đối tượng được xác định.
    Tuy nhiên cần lưu ý quyền tài phán rộng hơn quyền xét xử; không được đồng nhất giữa tài phán với xét xử; không coi tài phán chỉ là hoạt động xét xử của tòa án; không coi tài phán tư pháp là xét xử của tòa hành chính mà chỉ có thể coi quan lí hành chính và tư pháp hành chính là hai mặt của quản lí nhà nước.
    Vậy xét xử án hành chính được quan niệm như thế nào?
    Xét xử là việc tòa án thông qua phiên tòa thẩm tra mocông khai, trực tiếp làm cơ sở chọt cách công khai, trực tiếp các chứng cứ đã thu thấp được làm cơ sở cho việc ra bản án hoặc quyết định của mình về những vấn đề liên quan.
    Xét xử hành chính: là hoạt động xét xử các vụ theo Luật tố tụng hành chính do toà án thực hiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước.
    Đặc trưng của xét xử án hành chính:
    Một là, một bên luôn là cơ quan nhà nước phát sinh trong thực thi quyền lực hành chính
    Hai là, chỉ xem xét về tính hợp pháp đối với quyết định hành chính, quyết định buộc thôi việc và hành vi hành chính.
    Ba là, quá trình điều tra, xác minh là quá trình thẩm cứu.
    Bốn là, Kết quả xét xử của tòa hành chính là phán quyền và tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính.
    Cơ sở của tài phán hành chính là trách nhiệm công vụ.
    Thế nào là công vụ và trách nhiệm công vụ?
    Công vụ: là một dạng lao động xã hội chủ yếu do các công chức, viên chức thực hiện, được điều chỉnh bởi ý chí nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhân dân.
    Trách nhiệm công vụ: là hiệu quả mà nhà nước phải thực hiện khi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong thi hành công vụ.
    Đối tượng của tài phán hành chính:
    Bản chất của TPHC:
    - Là tổ chức và hoạt động XX các tranh chấp HC phát sinh khi có đơn kiện VAHC giữa công dân, tổ chức với công quyền.
    - Hoạt động TPHC tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng HC quy định chứ không phải theo thủ tục hành chính.
    - Đối tượng của TPHC là các QĐHC, HVHC, bị CD, tổ chức khởi kiện khi không thỏa mãn yêu cầu hoặc đã khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định mà chưa được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết.
    - Bên bị khởi kiện trong VAHC luôn là CQNN hoặc CB, CC NN.
    - Thông qua hoạt động TPHC biểu lộ tính chất tư vấn pháp luật cho đối tượng bị khởi kiện về những sai sót trong quản lý HC để rút kinh nghiệm.
    Vai trò của TPHC: TPHC có tác động quan trọng đối với nền hành chính, nó góp phần tích cực vào việc củng cố pháp chế, trật tự pháp luật, kỷ luật trong quản lý NN. Thực hiện TPHC sẽ làm cho bộ máy HCNN nâng cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trách nhiệm, bổn phận của CB, CC trong thi hành công vụ, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân. TPHC còn là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động đối với cơ quan HCNN, tránh được hiện tượng lạm quyền, lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm, quan liêu góp phần xây dựng nền HCNN trong sạch, năng động, có hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn dịch vụ HC công. TPHC thông qua hoạt động xét xử góp phần giáo dục YTPL của các nhân viên NN, cũng như mọi công dân, nâng cao tính tích cực chính trị của họ trong đấu tranh với những HV vi phạm PL, thi hành tốt công vụ.
    Sự cần thiết phải thành lập THC:
    - Xuất phát từ tính chất hoạt động của bộ máy hành chính của cơ quan nhà nước. Trong quá trình quản lý điều hành, các cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước khi thi hành công vụ ra những quyết định hành chính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì phát sinh khiếu nại, tức là kiện hành chính, “dân kiện quan”.
    - Tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động QLNN: Việc giải quyết khiếu nại do các cấp hành chính và tổ chức Thanh tra giải quyết. Cơ quan hành chính, công chức nhà
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...