Luận Văn Tại ở vụ Đăng ký & Thống kê đất đai.

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại ở vụ Đăng ký & Thống kê đất đai. ​



    Lời nói đầu


    Thực hiện theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp do nhà trường và trung tâm quy định, em được nhận vào thực tập tại Vụ Đăng ký & Thống kê đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau tám tuần thực tập giai đoạn I từ ngày 6/1/2003 đến ngày 15/3/2003 tại Vụ Đăng ký & Thống kê đất đai dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Lê Đình Thắng cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ nhân viên tại cơ sở cùng sự cố gắng học hỏi tìm hiểu của bản thân em đã bước đầu nắm vững một số nội dung về tổ chức công việc tại cơ sở thực tập, bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

    - Quá trình hình thành và phát triển của Vụ Đăng ký & Thống kê đất đai.

    - Hệ thống tố chức, chức năng nhiệm vụ của Vụ Đăng ký & Thống kê đất đai và của các bộ phận trong vụ.

    - Tình hình kết quả hoạt động của vụ Đăng ký & Thống kê đất đai trong những năm qua.

    -Những đổi mới về cơ chế tổ chức và phương hướng hoạt động của vụ Đăng ký & Thống kê đất đai trong thời gian tới.

    Sau đây em xin trình bày cụ thể từng nội dung cụ thể.



    Nội dung.

    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỤ ĐĂNG KÝ & THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI.

    1. Quá trình hình thành và phát triển:

    Vụ Đăng ký và Thống kê được thành lập theo nghị định 34/CP ngày 23/4/1994 của Chính phủ trên cơ sở tách từ Vụ Địa chính- Tổng cục Quản lý ruộng đất cũ; có chức nâưng nhiệm vụ giúp Tổng cục Trưởng Tổng cục Địa chính quản lý nhà nướoc về các lĩnh vực: Đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; thống kê kiểm kê đất đai; đánh giá phân hạng đất( theo Quyết định số 475 QĐ/TCCB ngày 19/7/1994).

    Từ tháng 1/11 năm 2002, Vụ được bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất cho thuê đất.

    II.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VỤ ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI.

    1.Vị trí và chức năng của vụ Đăng ký và Thống kê đất đai.

    Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai là tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi truờng, có chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về điều tra, khảo sát,đánh giá , phân hạng đất, quy hoạch kế hoạch sứ dụng đất đai, giao đất cho thuê đất,thu hồi đất,đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký và thống kê đất đai, thông tin và lưu trữ tư liệu dịa chính.

    2.Nhiệm vụ và quyền hạn.

    ã Thẩm định trình Bộ trưởng về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai vào các mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các trường hợp giao đất, thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

    ã Trình Bộ trưởng kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về nhiệm vụ điều tra khảo sát, đánh giá , phân hạng đất,đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sứ dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai.

    ã Trình Bộ trưởng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, giao đất, cho thuê đất thu hồi đất chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai, quản lý thông tin và lưu trữ tư liệu địa chính.

    ã Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện điều tra , khảo sát đánh giá , phân hạng đất, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, giao đất cho thuê đất ,thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đo đạc lập bẳn đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , thống kê kiểm kê đất đai,quản lý thông tin và lưu trữ tư liệu địa chính , phát hiện đề xuất hoặc tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật về các hoạt động đó.

    ã Thẩm định nội dung chuyên môn các dự án về điều tra, khảo sát đánh giá, phân hạng đất, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, đo đạc lấp bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, thông tin và lưu trữ tư liệu địa chính.

    ã Trình bộ trưởng ban hành mẫu hồ sơ địa chính, biểu thống kê đất đai, ban hành và phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    ã Tổng hợp và phân tích số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cả nước.

    ã Giúp Bộ trưởng kiểm tra UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc định giá đất theo khung giá, nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại đất do chính phủ quy định.

    ã Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án hợp tác quốc tế thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao và theo sự phân công của Bộ.

    ã Thống kê, báo cáo định kỳ và đề xất thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.

    ã Thực hiện các nhiện vụ khác do Bộ trưởng giao.

    ã Quản lý công chức vụ.

    3.Tổ chức cán bộ của vụ Đăng ký và Thống kê đất đai.

    a- Biên chế của vụ có 23 người; trong đó:

    + Lãnh đạo của vụ gồm: 1 vụ Trưởng, 2 phó vụ trưởng

    + Chuyên viên của vụ có 20 người được tổ chức thành 5 bộ phận;

    *Bộ phận đăng ký đất có 5 người;

    *Bộ phận thống kê đất có 3 người;

    *Bộ phận phân hạng định giá đất có 3 người;

    * Bộ phận quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có 5 người;

    *Bộ phận giao đất, thu hồi đất: có 4 người;

    b- Trình độ chuyên môn: 5 người trên đại học( Thạc sĩ); 1người đang nghiên cứu sinh tại CHLB Đức; 18 người đại học; trong đó có 9 người học chuyên nghành quản lý đất đai.

    c- Trình độ ngoại ngữ: 100% cán bộ đã qua các lớp đào tạo ngoại ngữ trình độ B trở lên;

    III.KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỦA VỤ ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI TRONG NHỮNG NĂM QUA.

    1. Những kết quả đạt được của vụ Đăng ký và Thống kê đất đai trong những năm qua.

    1.1Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    a) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

    Theo báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của các tỉnh , thành phố đến nay cả nước đã cấp được 11.494.000 giấy chứng nhận với tổng diện tích 9.183.000 ha; đạt 92.7% số hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất và đạt 97.8% tổng diịen tích đất nông nghiệp cần cấp giấy chứng nhận. Trong đó: cấp cho hộ gia đình cá nhân 11.493.000 giấy chứng nhận với số hộ là 11.076.000 hộ và diện tích 8.824.000 ha; chocác tổ chức 1000 giấy với tổng diện tích 302.800 ha.

    Có 43 tỉnh thành phố cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận( đạt trên 90% tổng số hộ nông nghiệp); Tuy nhiên còn 13 tỉnh cấp giấy chứng nhận đạt từ 80- dưới 90% tổng số hộ nông nghiệp gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đắc lắc, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng tàu, Cần Thơ, Bạc Liêu; cac tỉnh còn lại đạt dưới 80% gồm : Yên Bái(77%), Hà Nội (77%), Ninh Thuận(76%), Bình Dương(68%), Thái Bình(53%);

    Số lượng tồn đọng đất nông nghiệp chưa cấp giấy chứng nhận tại các tỉnh tập trung chủ yếu tại các đô thị và các xã ven đô do chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc đã quy hoạch chuyển sang mục đích khác.

    b) Giao đất , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

    Cả nước đã cấp được 628.900 giấy chứng nhận với tổng diện tích 3.546.500 ha; đạt 35% tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao sử dụng cần cấp giấy chứng nhận, Trong đó: cấp cho hộ gia đình cá nhân 515.000 giấy chứng nhận với diện tích1.525.000 ha ( đạt 71% diện tích đất cần cấp ); cho các tổ chức 7358 giấy với tổng diện tích 1.726.400 ha ( đạt 21% diện tích cần cấp). Kết quả cấp giấy chứng nhận tập trung chủ yếu ở 2 vùng: Miền núi -Trung du(458.800 GCN với diện tích 1.540.000); Bắc Trung Bộ( 133.500 GCN với diện tích 850.000 ha)

    c) Việc đăng ký và xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị

    Cả nước đã cấp được 946.500 giấy chứng nhận với tổng diện tích 14.600 ha, đạt 35% tổng số hộ và khoảng 25% tổng diện tích diện tích đất ở đô thị cần cấp giấy chứng nhận. Trong đó: cấp GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo Nghị định 60/CP ( Giấy Hồng) được 426500 giấy.

    Có 11 tỉnh cấp GCN đất ở đô thị đạt trên 50% gồm: Bắc Ninh và Tây Ninh (đạt trên 80%), vĩnh Long(75%), Bắc Giang( 74%), Ninh Bình(65%), Bà Rịa-Vũng Tàu(64%), Sơn La(59%), Thái Nguyên và Long An(58%), Cao Bằng(55%), Đà Nẵng(54%). Các tỉnh còn lại tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt dưới 50%; Đặc biệt 12 tỉnh tỷ lệ đạt thấp (dưới 15%) gồm : Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Hưng yên, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương,Quảng Ngãi, Phu7s Yên, Kon Tum,Lâm Đồng.
     
Đang tải...