Báo Cáo Tài nguyên vị thế biển việt nam: định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên không chỉ hiểu theo tư duy truyền thống, là
    những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó, mà
    đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức khác nhau,
    hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người. Vị thế
    hoặc tài nguyên vị thế gần đây được nói đến khá nhiều và được đánh giá là rất quan
    trọng, nhưng cơ sở khoa học của nó vẫn là vấn đề còn mới mẻ đối với nước ta [1,2,3].
    Đó là những tiềm năng và giá trị về vị trí địa lý và các thuộc tính không gian liên quan
    đến cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có thể sử dụng cho các mục đích
    phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
    Việt Nam có vị thế đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á nhờ có một vùng lãnh
    thổ trải dài trên ba nghìn km ở rìa tây Biển Đông và một vùng lãnh hải rộng trên một
    triệu km2, gấp ba lần diện tích lãnh thổ. Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới
    gió mùa, giữ vai trò quan trọng về môi trường, sinh thái trong Biển Đông, là vùng
    chuyển tiếp đặc biệt giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương về mặt địa lý sinh vật và
    hàng hải. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay và nhất là sự phát
    triển của nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng của lĩnh vực dịch vụ sau này đòi hỏi
    phải phát huy được tiềm năng to lớn của tài nguyên vị thế biển. Với kết quả nghiên
    cứu bước đầu, bài viết này giới thiệu một số nhận thức cơ bản về tài nguyên vị thế biển
    Việt Nam, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị của nó đối với phát triển kinh tế -
    xã hội.
    1. Định dạng tài nguyên vị thế biển
    1.1. Quan niệm cơ bản
    Tài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sử dụng để
    đạt được một mục đích. Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất hiện trong tự nhiên
    có thể sử dụng để tạo ra lợi ích. Tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một hợp
    phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người như đất,
    nước, động vật, thực vật, v.v. Tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi
    kinh tế [4, 5].
    Tài nguyên biển bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như đất, nước,
    băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật hoang dã sống trong một
    vùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ. Tài nguyên biển là một phạm trù rộng
    để chỉ các tài nguyên sinh vật biển (động và thực vật), nước và dòng chảy, đáy biển và
    *TS, TS, TS Viện Tài nguyên và Môi trường biển
    Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử
    618
    bờ biển có chủ thể. Nó còn bao gồm các tài nguyên văn hoá có chủ thể, từ xác tàu
    đắm, đèn biển cho đến các di chỉ khảo cổ, lịch sử văn hoá của cộng đồng bản địa. Chủ
    thể được xác lập để bảo vệ các vùng có một hoặc nhiều các đặc trưng tự nhiên và văn
    hoá. Tài nguyên biển thường gắn liền với quyền tài phán quốc gia. Tài nguyên biển,
    theo phương cách truyền thống, được phân theo các nhóm, loại khác nhau [8,9]. Theo
    bản chất tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên biển được chia thành tài nguyên sinh vật và
    tài nguyên phi sinh vật. Theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên biển được chia
    thành tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo, tài nguyên tiêu hao và tài nguyên
    không tiêu hao.
    Theo cách hiểu truyền thống, nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là sự phát triển kết cấu
    hạ tầng và các khu kinh tế trọng điểm được đưa lại từ các yếu tố, hiện tượng và quá
    trình tự nhiên có tính tổng hợp theo không gian vùng đất, vùng biển không gắn với tài
    nguyên truyền thống cụ thể nào, chỉ được coi là lợi thế phát triển. Đó là nguồn gốc dẫn
    đến thiếu tư duy cơ bản trong tổ chức lãnh thổ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
    Thực tế đã có ở một số quy hoạch phát triển, nền tảng của các quyết sách kinh tế lại
    chẳng dựa vào những dạng tài nguyên chính yếu đã được ghi nhận, mà lại dựa vào một
    số yếu tố, được coi là lợi thế tự nhiên, được đánh giá thiếu hệ thống và tuỳ vào nhận
    thức ngẫu nhiên của người làm quy hoạch. Thực tế, những quyết sách kinh tế quan
    trọng nhất của một vùng chính là dựa vào tài nguyên không gian (vị thế), nhưng lại
    không được ghi nhận một cách chính thức. Tình trạng này không chỉ ở Việt Nam, mà
    còn ở nhiều nước đang phát triển và dần được nhận thức rõ cùng với quá trình phát
    triển mạnh mẽ của kinh tế, quản lý và khoa học công nghệ.
    Trên thực tế, việc vận dụng cơ sở tài nguyên vị thế ngày càng mở rộng và có
    định hướng rõ ràng, nhưng cơ sở lý luận của vấn đề tài nguyên không gian hoặc vị thế
    chưa được định hình, còn nhiều bàn luận. Theo Cộng đồng Châu Âu, tài nguyên thiên
    nhiên được chia thành 5 dạng [6]: Tài nguyên tái tạo không tiêu hao (Renewable
    resources - non-extinguishable); Tài nguyên tái tạo có tiêu hao (Renewable resources -
    extinguishable); Tài nguyên không tái tạo và không tiêu hao (Non-renewable resources
    - non-extinguishable); Tài nguyên không tái tạo, tiêu hao (Non-renewable resources -
    extinguishable); Tài nguyên vị thế (không gian - space) bao gồm đất, mặt biển và
    khoảng không. Tài nguyên vị thế (không gian) hàm chứa cả bốn loại tài nguyên kia
    như năng lượng mặt trời, gió, tài nguyên nông, ngư và rừng (kể cả tiềm năng bảo tồn
    đa dạng sinh học v.v.). Nó có quan hệ với mọi hoạt động của con người liên quan đến
    sử dụng tài nguyên, ví dụ làm nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông. Do vậy, vị
    thế được coi là dạng tài nguyên then chốt. Tài nguyên ven bờ Singapore được chia
    thành ba nhóm: đất ven bờ và không gian biển, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không
    tái tạo [7].
    Theo nguồn gốc thì tài nguyên thiên nhiên gồm có ba nhóm chủ cơ bản: tài
    nguyên sinh vật; tài nguyên phi sinh vật và tài nguyên vị thế (không gian). Theo cách
    chia này, trong hệ thống tài nguyên biển, tài nguyên vị thế biển cũng đóng vai trò then
    chốt. Đó là không gian biển và ven bờ, nổi và ngầm gồm luồng lạch, bến bãi, đất đai
    ven bờ, bán đảo và hải đảo, bãi cát biển, thềm đá, hang động v.v Ví dụ, một vịnh
    TÀI NGUYÊN VỊ THẾ BIỂN VIỆT NAM:
    619
    nước sâu, kín không có phong phú tài nguyên truyền thống, nhưng có thể sử dụng
    thành một cảng nước sâu mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Tài nguyên vị thế
    (không gian) biển không chỉ đơn thuần là nguồn gốc tự nhiên, mà còn mang các yếu tố
    tài nguyên nhân văn, bao gồm: các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hoá, cấu trúc cộng
    đồng v.v.
    Tài nguyên vị thế dùng theo cách nói tiếng Việt trong nhiều văn bản quản lý
    hiện nay có lẽ mang hàm ý rộng hơn tài nguyên không gian (space) trong các tài liệu
    nước ngoài, bao hàm cả giá trị đưa lại của không gian trong mối quan hệ về vị trí địa
    lý của nó với các trung tâm, đầu mối kinh tế, chính trị khu vực, quan hệ với các vành
    đai, hành lang kinh tế trên biển, ven biển v.v. Tài nguyên vị thế biển có những nội hàm
    riêng, mang tính bản chất, là các yếu tố hình thể và vị trí trong không gian. Sử dụng
    hợp lý tài nguyên vị thế biển là một định hướng cơ bản cho phát triển bền vững [19].
    Giá trị của một đối tượng tài nguyên vị thế biển được đánh giá theo ba tiêu chí.
    Giá trị về vị thế (địa) tự nhiên là các giá trị và lợi ích có được từ vị trí không gian;
    tổng thể các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó và tính ổn
    định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai tại đó. Giá trị
    vị thế (địa) kinh tế là các giá trị và lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng
    đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực.
    Giá trị địa kinh tế gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh thổ và lãnh hải, từ giao
    lưu và quan hệ kinh tế và sự hấp dẫn, sức hút và không gian ảnh hưởng. Giá trị vị thế
    (địa) chính trị là lợi ích kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối
    cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó. Ngoài ba hợp phần giá trị nêu trên, một đối
    tượng tài nguyên vị thế còn có các giá trị tài nguyên đi kèm về sinh vật, phi sinh vật và
    nhân văn.
    1.2. Các thuộc tính
    Tài nguyên vị thế, trong đó có yếu tố địa chính trị có ý nghĩa chiến lược hết sức
    quan trọng đối với vận mệnh của một đất nước. Sự thịnh suy của một quốc gia phụ
    thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên địa chính trị.
    Trong bối cảnh chính trị-kinh tế quốc tế hiện nay, một trật tự thế giới mới đang hình
    thành, trong đó Việt Nam nằm ở một vị trí tương đối trung tâm của tranh chấp nước
    lớn và liên kết kinh tế của khu vực. Điều này đang đặt ra những thách thức to lớn,
    nhưng cũng đem lại những vận hội không nhỏ cho Việt Nam.
    Nhiều quốc gia đảo coi tài nguyên vị thế là tiềm năng lớn nhất để phát triển
    kinh tế dịch vụ và du lịch, mà thành công lớn nhất là Singapore. Từ một vùng nghèo
    tách ra khỏi Malaysia vào những năm 60, đất nước này vươn dậy nhờ biết tận dụng vị
    thế của một đảo nằm sát eo Malacca, được coi là cửa ngõ thông nối Ấn Độ Dương và
    Thái Bình Dương. Nhiều nước khác đã biết tận dụng kết hợp vị thế với các danh thắng
    tự nhiên, các kỳ quan sinh thái và địa chất để tạo nên sự phát triển vượt bậc về du lịch
    sinh thái biển.
    Mỗi một địa điểm, địa phương, khu vực hoặc vùng miền đều có những giá trị
    tài nguyên vị thế nhất định bao hàm ba hợp phần nói trên. Trên thực tế thì tài nguyên
    Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử
    620
    địa kinh tế và tài nguyên địa chính trị có khi được hiểu là một nhóm; tài nguyên vị thế
    kinh tế - chính trị.
    Bảng 1: Các hợp phần của tài nguyên vị thế và tầm quan trọng của chúng
    TT Hợp
    phần
    Giá trị Quy mô Quan hệ Tính ổn
    định
    1 Vị thế tự
    nhiên
    Có ý nghĩa lớn đối
    với phát triển kinh tế
    và bảo tồn tự nhiên.
    Địa phương;
    Quốc gia;
    Khu vực và
    quốc tế
    Có tính độc lập
    tương đối, có mối
    quan hệ khách
    quan nhưng nhân
    tố nội tại quyết
    định.
    Có tính ổn
    định khá
    cao.
    2 Vị thế địa
    kinh tế
    Có ý nghĩa lớn về
    phát triển kinh tế,
    đặc biệt là dịch vụ.
    Vùng miền
    trong nước;
    Khu vực và
    quốc tế
    Có vai trò tác
    động mạnh đến
    vùng miền và khu
    vực.
    Có tính ổn
    định tương
    đối.
    3 Vị thế địa
    chính trị
    Có ý nghĩa đặc biệt
    về lợi ích kinh tế và
    chủ quyền quốc gia,
    an ninh và quốc
    phòng.
    Vùng miền
    trong nước;
    Khu vực và
    quốc tế.
    Quan hệ vùng
    miền trong nước
    và quan hệ khu
    vực, quốc tế.
    Có tính ổn
    định thấp.
    Tài nguyên vị thế là một khái niệm còn ít được được xem xét về phương diện
    khoa học và kinh tế, nhưng bản thân chúng lại được khai thác và sử dụng thường
    xuyên. Mỗi hợp phần vị thế tự nhiên, vị thế địa kinh tế và vị thế địa chính trị có những
    giá trị riêng biệt và sự kết hợp của chúng tạo nên giá trị tổng hợp cho phát triển kinh tế
    - xã hội.
    Tài nguyên vị thế tự nhiên có tính ổn định khá cao, phụ thuộc vào sự ổn định
    của hình thể không gian. Ví dụ, dường như suốt cả nghìn năm qua, từ thời Lý - Trần,
    vùng vịnh Bái Tử Long luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế thương mại,
    hàng hải và phòng thủ. Trong khi đó phố cổ và thương cảng Hội An thịnh vượng một
    thời đã bị suy tàn do bồi lấp Cửa Đại gây cản trở tàu thuyền ra vào và ngập lụt ven bờ.
    Nội lực và ưu thế phát triển của một khu vực hay một vùng miền có được trên thực tế
    là nhờ phát huy giá trị tài nguyên vị thế tự nhiên, bao hàm cả các tài nguyên sinh vật
    và phi sinh vật khác nằm trong cùng phạm vi không gian nội tại của khu vực.
     

    Các file đính kèm:

    • 16-.pdf
      Kích thước:
      341.8 KB
      Xem:
      0
Đang tải...