Tiểu Luận Tài nguyên rừng việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I / ĐẶT VẤN ĐỀ
    Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở Phát triển kinh tế - Xã hội mà còn gĩư chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề quản lý, bảo vệ và Phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp Phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và Phát triển rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như: giao đất Lâm nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế hưởng lợi Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa Phát triển, chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập, cơ cấu Xã hội truyền thống có nhiều thay đổi. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi Xây dựng các quy định về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên.


    Tiểu luận dài 15 trang, chia làm 3 phần
     
Đang tải...