Tài liệu Tài nguyên rừng và các vấn đề liên quan

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài 1

    RỪNG VÀ VAI TRÒ CỦA RỪNG


    Mục tiêu:

    Kết thúc bài này sinh viên có khả năng:

    - Trình bày được khái niệm và thành phần của hệ sinh thái rừng

    - Phân tích được vai trò của rừng

    1.1. Khái niệm Rừng là một hệ sinh thái

    Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ 19. Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về hệ sinh thái rừng, có thể kể đến H.Cotta (1817), G.F Morodop (1912), Morozov (1930), M.E. Tcachenco (1952) nhưng theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái, rừng được xem như là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển thì có Tenslay, 1935; Vili, 1957; Odum, 1966.

    Năm 1957 Vili, đưa ra khái niệm hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên bao gồm các yếu tố sống và không sống, giữa chúng có trao đổi vật chất năng lượng tạo nên một hệ thống ổn định. Nói cách khác, hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố môi trường vật lý, trong đó có sự tương tác giữa chúng với nhau.

    Đến năm Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.

    Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữa vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Hệ sinh thái có khả năng tự duy trì và tự điều hoà, nhờ có khả năng này mà hệ sinh thái có khả năng chống chọi đối với những biến đổi của môi trường, đó chính là cơ chế cân bằng của hệ sinh thái. Hệ sinh thái có tính ổn định càng cao thì khả năng sử dụng tiềm năng của môi trường càng lớn. Sức chống đỡ của hệ sinh thái đối với sâu bệnh, lửa, bão . càng cao.

    Thành phần cơ bản của hệ sinh thái rừng bao gồm:

    ã Những chất vô cơ (O2 C,N,CO2; H2O .): Tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái.

    ã Những chất hữu cơ (Protein, gluxid, lipit, các chất mùn .): Liên kết với các thành phần sống và không sống của hệ sinh thái.

    ã Chế độ khí hậu: Bao gồm nhiệt độ và các yếu tố vật lý khác.

    ã Sinh vật: Đây là thành phần sống của hệ sinh thái, xét về quan hệ dinh dưỡng sinh vật có hai nhóm: Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng.

    + Nhóm sinh vật tự dưỡng (sinh vật sản xuất): Chủ yếu là cây xanh chuyển hoá quang năng thành hoá năng nhờ quá trình quang hợp. Ngoài ra còn có vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn hoá tổng hợp cũng thuộc sinh vật tự dưỡng.

    + Nhóm sinh vật dị dưỡng: Chức năng cơ bản của chúng là sử dụng, sắp xếp lại và phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp, sinh vật dị dưỡng được chia thành hai nhóm nhỏ:

    - Sinh vật tiêu thụ là sinh vật ăn sinh vật khác, chúng được chia làm ba loại (Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Sinh vật ăn trực tiếp sinh vật sản xuất, trước hết là động vật ăn thực vật, ngoài ra các động vật và cả thực vật ký sinh trên cây xanh cũng thuộc loại này. Chúng ký sinh trên cây chủ nhưng không có khả năng tiêu diệt cây chủ; Sinh vật tiêu thụ bậc 2: Sinh vật ăn trực tiếp sinh vật bậc 1, đó là các động vật ăn thịt, các động vật ăn thịt khác; Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Sinh vật ăn trực tiếp sinh vật tiêu thụ bậc 2, đó là các động vật ăn thịt và các động vật ăn thịt khác.)

    - Sinh vật phân huỷ: Nhóm sinh vật này phân huỷ các hợp chất phức tạp của chất nguyên sinh, hấp thụ một phần sản phẩm phân huỷ và giải phóng các chất vô cơ trả lại cho đất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...