Chuyên Đề Tài ngoại giao của Bác Hồ với TQ và Tưởng Giới Thạch

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài ngoại giao của Bác Hồ với TQ và Tưởng Giới Thạch

    Kỷ niệm 119 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin giới thiệu đến độc giả bài viết về một giai đoạn lịch sử đầy cam go của dân tộc, khi nhà nước Việt Nam DCCH non trẻ phải đương đầu với nhiều thử thách dồn dập. Chính trong hoàn cảnh này, đã càng bộc lộ rõ hơn tài ngoại giao xuất sắc và đức độ của Bác Hồ - vị lãnh tụ chỉ đạo trực tiếp công tác ngoại giao trong thời gian đó.

    Mềm dẻo, khéo léo trong ứng xử với quân Tưởng


    Những năm 1945-1946, nước Việt Nam non trẻ ở trong giai đoạn “thù trong giặc ngoài”: Thực dân Pháp trở lại miền Nam (với sự trợ giúp của quân Anh), Tàu Tưởng kéo mấy chục vạn quân vào miền Bắc với âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân vừa thành lập, như chính viên trung tướng Tiêu Văn đã tuyên bố - "tiêu diệt Việt Minh trước, giải giáp quân Nhật sau".

    Không một quốc gia nào công nhận nền độc lập của một đất nước nhỏ bé ở bán đảo Đông Dương, nơi vừa thoát khỏi bàn tay “bảo hộ” của “mẫu quốc Pháp”.

    Trong nước, chính quyền non trẻ với vài nghìn đảng viên phải đối diện với các khó khăn trầm trọng về kinh tế - tài chính và an ninh: Nạn đói hoành hành, sự nổi lên của các nhóm Việt gian bán nước, cấu kết với bên ngoài, làm cho tình hình đối nội đối ngoại càng phức tạp thêm.

    Sau ngày Độc lập 2/9, các Bộ của Chính phủ Lâm thời được thành lập, trong đó có Bộ Ngoại giao mà Bác Hồ là Bộ trưởng. Bác phân công cho các ông: Bùi Lâm phụ trách công tác đối Pháp; Tạ Quang Bửu đối Anh, Mỹ; Nguyễn Văn Lưu đối công tác tổng hợp của Bộ; Trần Đình Long đối công việc xảy ra ở các địa phương; Nguyễn Đức Thụy đối công tác quân Tưởng và Hoa kiều.

    40 năm sau, hồi ký của ông Nguyễn Đức Thụy ghi lại:

    "Sau khi phân công, Bác dặn dò:

    - Chữ "ủy viên hội" và chữ "ủy viên" là ta dùng trong nội bộ, không được nói công khai vì quân Tưởng rất ghét chữ đó - là chữ dùng để chỉ tổ chức cộng sản. Chức vụ của các chú nên dùng chữ "Tham nghị".

    Chúng tôi bấm bụng cười, nhưng Bác cũng cười và nói: "Chức Tham nghị là chức rất phổ biến trong bộ máy chính quyền của Tưởng. Coi nó to cũng được, nhỏ cũng được, rất quan trọng cũng được, chẳng quan trọng gì cũng được. Anh là tham nghị thì anh nói đúng cũng được, anh nói sai thì cũng chẳng ai thèm trách cứ và càng dễ cải chính"".

    Chuyện tưởng đơn giản, đi vào tiểu tiết, câu chữ, mà thật ra cho thấy sự khôn ngoan và thấu hiểu đối phương của Bộ trưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh. Bác còn dặn ông Thụy phải khắc con dấu tên mình trong các giấy tờ giao thiệp với quân Tưởng, vì người Trung Quốc chỉ tin vào chữ ký kèm có con dấu, chữ ký không có con dấu thì họ coi là kém hiệu lực.

    Hồi ký của ông Nguyễn Đức Thụy viết: "Bác dặn cán bộ làm công tác ngoại giao rằng khi tiếp xúc với đối tượng, nên khơi vấn đề để đối tượng nói nhiều mà mình thì nói ít. Đối tượng nói nhiều thì mình dễ biết ý đồ của họ. Mình nói nhiều thì dễ sinh ba hoa, thất thố để họ nắm được ý đồ của mình. Làm việc không nên hấp tấp vội vàng, cả tin, dễ sinh sơ suất".



    "Ngoại giao Câu Tiễn"

    Đó là chủ trương ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quân Tàu Tưởng, mà Bác luôn nhấn mạnh với các cán bộ làm công tác đối ngoại. Cách gọi này có hàm ý về một đối sách mềm, "nhịn nhục", cố gắng chịu đựng cho đến khi Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật xong, sẽ không còn lý do gì để ở lại Việt Nam. Một khi chúng rút quân rồi, ta sẽ dễ ứng phó với Pháp hơn.

    Nhưng không vì thế mà Chính phủ ta thời đó lùi bước đến mức độ thất thế trước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...