Luận Văn Tại Ngân Hàng NN & PTNT Hà Nội

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại Ngân Hàng NN & PTNT Hà Nội




    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LỜI MỞ ĐẦU
    Qua quá trình học tập và nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về các quá trình hoạt động, các quá trình địa chất đã đang và vẫn tiếp tục diễn ra trên Trái Đất của chúng ta. Khoa Địa chất đã tiến hành chuyến đi thực địa này với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên được tận mắt quan sát những quá trình, những hiện tượng địa chất trên thực địa để củng cố thêm về kiến thức ngoài thực địa cho sinh viên.
    Đoàn bao gồm các thầy, cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể sinh viên khoa Địa chất khoá 44. Mục đích của chuyến đi thực địa này là:
    - Làm quen với việc khảo sát các hiện tượng địa chất xẩy ra trên thực tế, sử dụng thành thạo bản đồ địa chất, la bàn.
    - Củng cố những kiến thức đã được học thông qua việc khảo sát các hiện tượng địa chất xảy ra trên thực tế.
    Nhiệm vụ của đợt thực tập:
    - Làm quen với các loại đá và phân biệt các phân vị địa tầng.
    - Khảo sát các quá trình địa chất nội sinh: hoạt động uốn nếp, đứt gãy, biến chất, magma, nâng hạ hiện đại, các loại khoáng hoá nhiệt dịch.
    - Khảo sát các hoạt động ngoại sinh: phong hoá, các hoạt động địa chất của sông, biển.
    - Quan sát một số mỏ quặng, khoáng vật quặng.
    Chuyến thực tập này tiến hành theo lộ trình Đồ Sơn - Kiến An (Hải Phòng) từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 3 năm 2001. Từ 16-18/3/2001 khảo sát khu vực Ba Vì (Hà Tây). Kết quả thu được có thể chia thành 4 phần:
    + Phần 1: Cổ sinh và địa tầng
    + Phần 2: Các hoạt động địa chất nội sinh
    + Phần 3: Các hoạt động địa chất ngoại sinh
    + Phần 4: Các khoáng sản.
    Bản kết quả này ngoài việc kết hợp những ghi chép trên thực tế, tài liệu và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Do mới được làm quen với thực địa nên trong bản thu hoạch này còn có nhiều thiếu sót, vì vậy mong các thầy cô và các bạn bổ sung góp ý cho bản báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.
    II. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG.
    1. Khu vực Đồ Sơn – Kiến An (Hải Phòng).
    Thị xã Đồ Sơn và thị xã Kiến An là hai thị xã tương đối sầm uất của Hải Phòng. Ở Đồ Sơn có bãi tắm là khu du lịch, nghỉ mát cho khách trong nước và khách nước ngoài. Dân số tập trung chủ yếu ở thị xã, dân cư ở Đồ Sơn chủ yếu sống bằng nghề buôn bán, đánh bắt hải sản và dịch vụ du lịch. Ở Kiến An có nhiều núi đá đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp, công trình xây dựng, cầu cống, Thị xã Kiến An khá sầm uất, là nơi tập trung dân cư đông. Khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công - nông nghiệp. Trên núi Phủ Liễn là đài thiên văn Phủ Liễn. Đài thiên văn này là một trong những trung tâm dự báo thời tiết quan trọng của miền Bắc. Đài được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
    2. Khu vực Ba Vì.
    Ba Vì là một địa hình đồi núi xen các đồng bằng, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, lượng mưa tương đối thuận lợi cho cây cối phát triển, thảm thực vật phong phú. Đây là khu vực thuận lợi cho việc phát triển các ngành chăn nuôi và trồng trọt. Dân cư tập trung ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở vùng núi. Ở đây có vườn quốc gia Ba Vì với đầy đủ các loại cây quanh năm xanh tốt, được ví như là lá phổi lớn của Hà Tây, nằm cách thị xã Sơn Tây sầm uất khoảng trên 10 km. Vườn là nơi nghiên cứu, thí nghiệm của các ngành về nuôi trồng thực vật, là nơi nghỉ mát, tham quan của các du khách.

    Phần I. CỔ SINH VÀ ĐỊA TẦNG
    I. KHU VỰC ĐỒ SƠN - KIẾN AN
    1. Hệ tầng Đồ Sơn (D2 gv- D3fr? đs)
    Hệ tầng Đồ Sơn gồm các trầm tích có nguồn gốc lục nguyên, chủ yếu chứa cát kết thạch anh xen ít lớp sét vôi mà xanh cấu tạo nên bán đảo. Ở đây cũng gặp cát kết chứa đá phiến và cát kết màu đỏ sẫm xen lẫn nhau.
    Mặt cắt đặc trưng của hệ lộ ra ở bán đảo Đồ Sơn được Vũ Khúc, Bùi Thế Mỹ năm 1989 mô tả như sau:
    - Tập 1: Sạn kết thạch anh dạng quaczit, cát bột kết hạt thô, phân lớp dày có chỗ phân lớp xiên. Tập này dày 150m. Hoá thạch có Brachiopoda bảo tồn xấu.
    - Tập 2: Cát kết mà nâu đến nâu đỏ, bột kết xen lẫn đá phiến sét màu xám đến xám lục, khi bị phong hoá có màu vàng nâu. Đá phân lớp trung bình, thường găp phân lớp xiên. Tập này dày 200m. Hoá thạch có dấu vết lingula sp và crinoidea bảo tồn xấu.
    - Tập 3: Đá phiến sét bột kết, cát kết màu xám trắng, xám lục nhạt, màu đỏ phong hoá có màu nâu nhạt, trắng lục nhạt. Đá phân lớp mỏng đến vừa, mặt lớp có nhiều vảy Sericit chứa di tích cá và thực vật. Tập này dày 300m.
    Bề dày của hệ tầng khoảng 650m, chúng ta không quan sát được trực tiếp ranh giới của hệ tầng với các đá cổ và trẻ hơn.
     
Đang tải...