Báo Cáo Tại ngân hàng NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục


    Lời mở đầu 1

    Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam chi nhánh Hà Nội 2

    1.1 Khái lược về Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam chi nhánh Hà Nội 2

    1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 2

    1.3 Các hoạt động chính 3

    1.4 Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng : 4

    Phần 2: Cơ cấu tổ chức của VCB Hà Nội 4

    2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng 4

    2.2 Chức năng nhiêm vụ 6

    2.2.1 Chức năng nhiệm vụ ban giám đốc 6

    2.2.2Chức năng nhiệm vụ các phòng 6

    2.2.3 Nhận xét cơ cấu tổ chức của NHNT Việt Nam chi nhánh Hà Nội (VCB Hà nội) 7

    Phần 3: Đánh giá các nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Vietcombank Hà Nội 10

    3.1 Các nguồn lực 10

    3.1.1 Vốn, tài chính 10

    3.1.2 Công nghệ 10

    3.1.3 Nguồn lực con người 11

    3.2 Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh 12

    3.2.1 Quy mô và tăng trưởng 12

    3.2.2 Khả năng sinh lợi 16

    Ta nghiên cứu kết quả kinh doanh và lợi nhuận qua bảng sau 16

    3.2.3 Khả năng thanh toán 18

    Phần 4: Chiến lựoc của VCB Hà Nội trong giai đoạn tới 20

    4.1 Khó khăn và thuận lợi trong thời gian qua 20

    4.2 Mục tiêu : 20

    4.3 Phương thức để đạt được mục tiêu 21

    Phần 5: Phân tích các hoạt động của phòng Hành chính- Nhân sự ngân hàng VCB Hà nội 22

    5.1 Sơ đồ cơ cấu phòng Hành chính nhân sự 22

    3.2 Phân tích hoạt động của phòng Hành chính- tổ chức trong VCB HN 23

    3.3 Một số kiến nghị về chiến lược cho hoạt động nhân sự 25

    Kết luận 27





    Lời mở đầu





    Để phục vụ cho công tác thực tập nhằm tích lũy kiến thức cho bản thân trong 5 tuần vừa qua, tác giả đã được làm quen và tìm hiểu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, tác giả mong rằng qua báo cáo này sẽ mang đến cho bạn đọc một các nhìn toàn cảnh về mọi mặt của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội; kèm theo đó cũng đánh giá sơ lược của cá nhân tác giả về việc các mặt cơ cấu tổ chức, các nguồn lực và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty . Từ việc tìm hiểu tổng quan các hoạt động của công ty, tác giả xin được giới thiệu cụ thể hơn về cơ cấu cũng như các hoạt động của phòng Nhân sự -nơi mà tác giả sẽ được thực tập sâu hơn và là ngành nghề tác giả đam mê theo đuổi trong tương lai

    Kết cấu báo cáo gồm 5 phần

    Phần 1: Khái quát về VCB chi nhánh Hà Nội

    Phần 2: Cơ cấu tổ chức VCB chi nhánh Hà Nội

    Phần 3: Đánh giá các nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh VCB chi nhánh Hà Nội

    Phần 4: Chiến lược của VCB chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới

    Phần 5: Phân tích các hoạt động của phòng hành chính- nhân sự VCB chi nhánh Hà Nội






    Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam chi nhánh Hà Nội

    1.1 Khái lược về Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam chi nhánh Hà Nội

    Ngày 01/03/1985 Ngân hàng ngoại thương Hà Nội chính thức được thành lập theo quyết định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ra đời trong hoàn cảnh năm 1984 , Đại hội Đảng bộ thành phỗ Hà Nội ra nghị quyết chủ trương Hà Nội phải có ngân hang để phục vụ kinh tế đối ngoại của Thủ đô. Đây là thời kỳ chuẩn bị cho công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế. Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh lịch sử và với sứ mệnh như thế.

    Hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, VCB HN đã khẳng định vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Thủ đô, trở thành đối tác tin cậy cho khách hành cá nhân, doanh nghiệm và các định chế tài chính trên địa bàn Thủ đô

    Sau đây là một số thông tin giới thiệu

     Tên tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

     Tên tiếng Anh: Ha Noi Branch of Vietcombank

     Tên viết tắt: VCB HN

     Tổng giám đốc: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Luật

     Địa chỉ:.334 Bà Triệu – Hai Bà Trưng- Hà Nội

    Điện thoại: +84.4.9746666

    Fax: +84.4.9747065

    Website: http://www.vcbhanoi.com.vn/

    1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

     Giai đoạn 1(1985- 1990) : Hoạt động dưới hình thức là ngân hàng đối ngoại độc quyền

    Sau khi được thành lập với tư cách là thành viên trong hệ thống ngân hang Ngoại Thương Việt Nam, VCB HN giữ nhiệm vụ là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại trên địa bàn thủ đô bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm .), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) . Ngoài ra VCB HN còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

     Giai đoạn 2( 1990-2000) : hoạt động dưới hình thức NHTM Nhà nước

    Ngày 14/11/1990. VCB HN chính thức chuyển từ một ngân hang chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng , được xếp hàng là chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàngNgoại thương VN

     Giai đoạn 3( 2000- 2006) : Tiếp tục đổi mới và phát triển, chuẩn bị thế và lực cho quá trình hội nhập và cổ phần hóa ngân hàng

    Năm 2000 VCB HN đã mở thêm được 4 chi nhánh cấp 2 là chi nhánh Thành Công, Cầu Giấy, Ba Đình, Chương Dương và 4 phòng giao dịch tại Hàng Bài , Trần Bình Trọng, Hàng Đồng, Nội Bài

    Năm 2003 để sẵn sàng cho quá trình hội nhập, Vietcombank đã triển khai đề án cơ cấu lại hoạt động của mình nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, đổi mới mô hình tổ chức gắn với chuẩn mực quốc tế, đa dạng hoá và hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

    Năm 2004 cùng với các đối tác Silverlake, PricewaterhouseCoopers (nhà cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát) VCB hoàn thành dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Đây làc dự án có quy mô lớn nhất, tác động đến nhiều mặt hoạt động không chỉ trong lĩnh vực hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà còn trong việc chuẩn hoá mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ. mà trên cơ sở đó, phát triển thêm nhiều sản phẩm, tiện ích tiên tiến. ậy, cùng với những thành công vượt bậc về công nghệ như: ứng dụng các chuẩn mực của “Hệ thống thanh toán SWIFT”; sự ra đời của hàng loạt các dịch vụ trong “Tầm nhìn chiến lược đến 2010” (VCB Vision 2010) như VCB Online và Connect24; VCB Money; VCBP thì đến nay, Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thánh toán đã và đang đưa vào các sản phẩm VCB Global Trade (Tài trợ thương mại); VCB Treasure (Kinh doanh vốn); VCB Infor (Hệ thống thông tin quản lý và kho dữ liệu) đã hoàn tất quá trình kết nối toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

    Với những tiến bộ vượt bậc như vậy năm 2005 VCB HN vinh dự đón nhận Huân chương lai động hạng 3 , bằng khen của Thủ tướng chính phủ

     Giai đoạn 4( từ 2007 đến nay): Sau hội nhập và cổ phần hóa

    Sau hơn 1 năm gia nhập WTO, đến năm 2007 Vietcombank đã cổ phần hoá thành công, góp phần nâng cao năng lực tài chính, vị thế của Vietcombank đối với giới đầu tư trong nước và quốc tế. Vietcombank Hà Nội có những điều kiện thuận lợi riêng với những nền tảng cơ sở bền vững từ ngân hàng “mẹ”. Thêm vào đó là sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng ING của Hà Lan triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật để cơ cấu lại tổ chức và hiện đại hoá công nghệ.

    Đến năm 2007 VCB Hà Nội đã mở được 10 phòng giao dịch trên khắp địa bàn Hà Nội. Đồng thời nâng cấp thành công 4 chi nhánh cấp 2 trước kia trực thuộc CVB HN lên thành chi nhánh cấp 1 trưc thuộc Hội sở chính VCB. Đây là 1 thành công rực rỡ của VCB HN.

    1.3 Các hoạt động chính

     Ngân hàng VCB HN là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là thu hút những khoản vốn nhàn rỗi rồi cung cấp cho những người có nhu cầu sử dụng trong địa bàn Hà Nội, góp phần điều hoà vốn cho nền kinh tế.

     Ngân hàng VCB HN tạo phương tiện thanh toán: Bằng các nghiệp vụ nhận gửi và cho vay ngân hàng tạo tiền cho nền kinh tế. Thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng của VCB HN có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán thì họ có thể chi trả để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu

     Ng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...