Báo Cáo Tại ngân hàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) khu vực Chương Dương

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

    NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG

    LỜI MỞ ĐẦU

    Từ một nền kinh tế mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp, việc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quyết định về sự đổi mới của Đảng ta trong điều hành nền kinh tế.

    Phaỉ nói rằng, hoạt động Ngân hàng (NH) là một trong những mắt xích quan trọng của nền kinh tế, cùng với việc đổi mới hoạt động của NH từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Đặc biệt, từ khi có Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy NH Nhà nước Việt Nam, mà nội dung chủ yếu là tổ chức Hệ thống NH thống nhất trong cả nước gồm 2 cấp: NH Nhà nước và NH chuyên doanh. Theo chủ trương, chính sách các NH đều thực hiện việc hạch toán kinh tế độc lập toàn ngành. Trong đó NH Công thương Việt Nam gồm có 97 chi nhánh trên toàn quốc thì có 63 chi nhánh hạch toán phụ thuộc NH Công thương Việt Nam, NH Công thương khu vực Chương Dương là một chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam.

    Qua thời gian học tại trường và thời gian thực tế tại Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương, cùng với việc nhận thức sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, với sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn thực tập Ngân hàng. Từ thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương khu vực chương dương” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

    Kết cấu chuyên đề gồm 2 phần:

    Phần I: Giới thiệu chung về NHCT khu vực Chương Dương

    Phần II: Tình hình hoạt động tín dụng của NHCT khu vực Chương Dương




    PHẦN I


    I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHCT KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG.


    Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Chương Dương chính thức được thành lập vào tháng 8/1988. Trước đó là chi nhánh của Ngân hàng nhà nước Việt nam, hoạt động với tên là Ngân hàng Nhà nước huyện Gia lâm. Để cho phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế, sau thời kỳ thí điểm cơ chế hạch toán kinh doanh, ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53 của Hội đồng bộ trưởng nhằm tổ chức lại bộ máy hệ thống NHNN Việt nam, tháng 8/1988, ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm chuyển về thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam, đồng thời được tổ chức lại cho phù hợp với tư cách là một Ngân hàng thương mại quốc doanh. Bắt đầu từ đó, ngân hàng tham gia hoạt động trong hệ thống NHTM nói chung và hệ thống ngân hàng công thương Việt nam nói riêng với tên là Chi nhánh NHCT Chương Dương.

    Chi nhánh NHCT Chương Dương trải qua các giai đoạn phát triền như sau:

    Tháng 1/1995, tách thành phòng giao dịch NHCT Đông Anh

    Tháng 1/1997, tách khỏi chi nhánh NHCT Đông Anh và Yên Viên thành NH đôc lập trực thuộc trung ương.

    Hiện chi nhánh Ngân hàng công thương Chương Dương có trụ sở tại : Ngõ 298 - đường Ngọc Lâm - Phường Ngọc Lâm – Quận Long Biên – Hà Nội.

    Nằm trên địa bàn Quận Long Biên, một quận mới được thành lập, do có quá trình sát nhập và chia tách nên quận có địa bàn rất rộng lớn, phức tạp với mật độ dân cư đông đúc. Trên địa bàn quận có rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như khu công nghiệp Sài Đồng HaNel, khu công nghiệp Đức Giang Bên cạnh đó rất nhiều công ty TNHH, các tổ sản xuất, các HTX tiểu thủ công nghiệp và các hộ công thương đã lựa chọn khu vực này làm nơi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Các trung tâm thương mại lớn cũng mọc lên nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Với thế mạnh của địa bàn, NHCT có nguồn khách vô cùng phong phú, đa dạng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho NHCT khu vực Chương Dương mở rộng quy mô, khối lượng hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ khác.

    Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn quận đang có rất nhiều NHTM hoạt động do đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về mọi mặt, nhất là việc lựa chon, tìm kiếm và giữ khách hàng. Đó là một thách thức lớn mà chi nhánh NH phải đối mặt.

    II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG

    2.1. Tổ chức bộ máy

    Căn cứ tình hình thực tế tại chi nhánh đến 31-12-2005 như sau:

    - Tổng số lao động : 149

    - Nguồn vốn : 3128 tỷ

    - Dư nợ : 1649 tỷ

    Với quy mô lao động gồm hơn 150 cán bộ, nhân viên, Chi nhánh có một lực lượng lao động trẻ, trình độ học vấn khá cao.

    2.2. Tổ chức bộ máy của NHCT Chương Dương:

    a. Ban giám đốc

    b. Khối kinh doanh

    1. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn

    2 . Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ

    3. Phòng Khách hàng cá nhân:

    Gồm: 5 Quỹ tiết kiệm và 4 Điểm giao dịch

    c. Khối quản lý rủi ro

    1. Phòng/tổ quản lý rủi ro

    2. Phòng /tổ quản lý Nợ có vấn đề

    d. Khối tác nghiệp

    1. Phòng Kế toán giao dịch

    2. Phòng Tiền tệ kho quỹ

    3. Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu

    e. Khối hỗ trợ

    1. Phòng Tổng hợp

    2. Phòng Tổ chức - Hành chính

    3.Tổ thông tin điện toán

    f. Phòng giao dịch Hà Thành

    2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban


    BAN GIÁM ĐỐC:

    Giám đốc là cán bộ lãnh đạo cao nhất, do hội đồng quản trị NHCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỉ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc có chức năng điều hành hoạt động kinh doanh, là người chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động của chi nhánh.

    NHCT Việt Nam là nơi quyết định phương hướng kinh doanh, mục tiêu, kế hoạch cho chi nhánh, theo đó Giám đốc phải thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao phó và chỉ được độc lập hoạt động trong phạm vi nhất định nào đó.

    Giúp đỡ cho Giám đốc là các Phó giám đốc. Phó giám đốc sẽ thực hiện các công việc trong từng lĩnh vực cụ thể mà Giám đốc giao phó để điều hành hoạt động của chi nhánh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...